Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị cơn chóng mặt

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

Các triệu chứng có thể thuyên giảm với các thuốc an thần như prochlorperazine, cinnarizine hay các loại thuốc kháng histamine khác. Diazepam cũng có tác dụng làm giảm triệu chứng. Đối với những cơn chóng mặt nhiều như sau suy tiền đình, dù là do nguyên nhân nào, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi tại giường hoàn toàn trong tư thế nằm nghiêng là có thể làm giảm triệu chứng. Có thể cho thuốc đường tiêm bắp hoặc nhét hậu môn. Khi bệnh đã qua giai đoạn cấp, tiếp tục dùng thuốc an thần với liều thấp trong vài tuần hay vài tháng.
Nếu ta nghĩ nhiều nguyên nhân do suy tiền đình hơn là do kích thích hệ tiền đình, thì nên lưu ý rằng khi dùng các loại thuốc an thần tác động lên vùng tiền đình có thể sẽ làm triệu chứng nặng nề hơn. Tình trạng này thường xảy ra khi có những thay đổi do lão hóa ở người lớn tuổi, trong bệnh Menière (hai bên), hay sau tổn thương do thuốc ngộ độc tại. Các bài tập quay đầu và mắt theo từng cấp độ, được thiết kế để tăng nhanh phản ứng bù trừ trung ương có thể giúp ích cho bệnh nhân. Những bài tập dành cho đầu này nên được hướng dẫn và giám sát bởi những nhà vật lý trị liệu đã qua huấn luyện đặc biệt.
2.4.1    Thuốc Kháng Histamin:
-    Tác dụng: Ngăn chặn tín hiệu gây chóng mặt đến não, giảm buồn nôn, nôn ói.
-    Ví dụ: Cinnarizine, Dimenhydrinate, Promethazine, Meclizine, Diphenhydramine.
-    Lưu ý: Có thể gây buồn ngủ, cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
2.4.2    Thuốc Kháng Cholinergic:
-    Tác dụng: Ngăn chặn hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm, giảm chóng mặt, tiết đờm, nước dãi, buồn nôn, nôn ói.
-    Ví dụ: Glycopyrrolate, Scopolamine, Atropin.
-    Lưu ý: Có thể gây khô miệng, táo bón, giảm thị lực.
2.4.3    Thuốc Chống Nôn:
-    Tác dụng: Giảm buồn nôn, nôn ói.
-    Ví dụ: Meclizine, Metoclopramide, Promethazine.
-    Lưu ý: Có thể gây buồn ngủ, cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
2.4.4    Thuốc An Thần:
-    Tác dụng: Giảm căng thẳng, lo âu, giúp thư giãn hệ thần kinh trung ương, giảm chóng mặt do tâm lý.
-    Ví dụ: Diazepam, Seduxen.
-    Lưu ý: Có thể gây buồn ngủ, suy giảm nhận thức, cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
2.4.5    Thuốc Chẹn Ca:
-    Tác dụng: Giảm co thắt mạch, cải thiện lưu thông máu đến não và tai trong, hỗ trợ phục hồi chức năng hệ thống tiền đình.
-    Ví dụ: Flunarizine, Verapamil.
-    Lưu ý: Có thể gây hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, cần thận trọng khi sử dụng.
2.4.6    Thuốc Lợi Tiểu:
-    Tác dụng: Giúp thoát dịch ở tai trong, kiểm soát triệu chứng chóng mặt ở người mắc bệnh Ménière.
-    Ví dụ: Hydrochlorothiazid, Furosemid.
-    Lưu ý: Có thể gây rối loạn cân bằng nước - điện giải, cần thận trọng khi sử dụng.
2.4.7    Thuốc Corticoid:
-    Tác dụng: Giảm viêm, kiểm soát triệu chứng chóng mặt do rối loạn tai trong, viêm dây thần kinh tiền đình, bệnh Ménière.
-    Ví dụ: Deltasone, Prednisone Intensol, Decadron, Solurex.
-    Lưu ý: Có thể gây tăng nhãn áp, phù nề, tăng huyết áp, cần thận trọng khi sử dụng.
2.4.8    Acetyl-leucine:
-    Tác dụng: Giúp điều trị triệu chứng chóng mặt cấp tính.
-    Lưu ý: Có thể gây phát ban, nổi mề đay trên da.

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • mục tiêu bài giảng
  • Tổng quan
  • Phân biệt chóng mặt trung ương – ngoại biên
  • Khám – chẩn đoán
  • Điều trị cơn chóng mặt
  • Chẩn đoán thường gặp
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lậu

    5165/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Y đức và thực hành y khoa

    Trần Đức Sĩ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các nốt ác tính

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    THIẾU MÁU VÀ THAI KỲ
    hướng dẫn tạm thời danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm COVID 19 tại nhà
    Vô gia cư

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space