Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


54. TẬP VẬN ĐỘNG TRÊN BÓNG

(Trở về mục nội dung gốc: 54/QĐ-BYT )


I. ĐẠI CƯƠNG
Tập vận động trên bóng là bài tập cải thiện vận động hiệu quả cho trẻ bại não. Các bài tập vận động trên bong bao gồm: 
- Tập kiểm soát đầu cổ, thăng bằng tư thế nằm sấp, nằm ngửa, lẫy.
- Tập thăng bằng ngồi trên bóng.
- Tập đứng với bóng.
II. CHỈ ĐỊNH
Trẻ bại não, chậm phát triển tinh thần, vận động. Chưa có hoặc có khả năng kiểm soát đầu cổ, lẫy, ngồi, đứng, đi kém.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Trẻ sợ, khóc nhiều sau khi tập.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Chuẩn bị dụng cụ
Chuẩn bị bóng tập đường kính 80 cm.
2. Chuẩn bị người bệnh
- Giải thích cho bệnh nhi (bệnh nhi có khả năng hiểu) và gia đình bệnh nhi biết việc mình sắp làm.
- Hướng dẫn bệnh nhi (trẻ có khả năng hiểu) những điều cần thiết.
- Đi giày hoặc nẹp (nếu có) cho người bệnh
- Để trẻ làm quen với bóng trước khi tập
3. Thực hiện kỹ thuật.
- Tập kiểm soát đầu cổ, thăng bằng tư thế nằm sấp, nằm ngửa, lẫy: 
+ 1 kỹ thuật viên hoặc cha/mẹ trẻ giữ bóng
+ Kỹ thuật viên đặt trẻ nằm sấp trên bóng.
+ Kỹ thuật viên đứng hoặc ngồi trên ghế phía sau người bệnh 2 tay cố định 2 khớp gối hoặc cố định tại hông.
+ Đưa bóng ra trước, ra sau, sang 2 bên hoặc lẫy trên bóng.
+ Mỗi lần tập 15-20 phút, ngày tập 2-3 lần.
- Tập thăng bằng ngồi trên bóng: 
+ 1 kỹ thuật viên hoặc cha/mẹ trẻ giữ bóng
+ Đặt trẻ ngồi trên bóng
+ Kỹ thuật viên đứng hoặc ngồi trên ghế sau người bệnh 2 tay cố định tại hông trẻ.
+ Đu đưa bóng nhẹ nhàng ra trước, ra sau và sang 2 bên.
+ Mỗi lần tập 15-20 phút, ngày tập 2-3 lần.
- Tập đứng với bóng: 
+ 1 kỹ thuật viên hoặc cha/mẹ trẻ giữ bóng
+ Kỹ thuật viên đặt trẻ đứng bám vào bóng
+ Kỹ thuật viên đứng hoặc ngồi trên ghế phía sau người bệnh 2 tay cố định tại hông trẻ và đẩy bóng tiến ra trước rồi lùi lại hoặc sang 2 bên.
+ Mỗi lần tập 15-20 phút, ngày tập 2-3 lần.
- Tập đi với bóng: 
+ 1 kỹ thuật viên hoặc cha/mẹ trẻ giữ bóng
+ Kỹ thuật viên đặt trẻ đứng bám vào bóng
+ Đặt trẻ đứng và đẩy bóng tiến dần về phía trước, trẻ sẽ bám theo bóng tiến về phía trước.
+ Mỗi lần tập 15-20 phút, ngày tập 2-3 lần.
VI. THEO DÕI
Sau mỗi buổi tập, cần kiểm tra: khả năng kiểm soát đầu cổ, thăng bằng tư thế nằm sấp, nằm ngửa, lẫy, thăng bằng ngồi trên bóng, đứng với bóng.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Trẻ bị rơi khỏi bóng nếu cố định không tốt khi tập kiểm soát đầu cổ, tập lẫy, tập ngồi
- Trẻ bị ngã khi tập đứng, đi nếu đu đưa bóng, đẩy bóng quá nhanh.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/2025032954_QD-BYT_247911.doc.....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 54/QĐ-BYT

  • 51. TẬP DI CHUYỂN TRÊN CÁC ĐỊA HÌNH
  • 52. TẬP ĐI VỚI CHÂN GIẢ TRÊN GỐI
  • 53. TẬP ĐI VỚI CHÂN GIẢ DƯỚI GỐI
  • 54. TẬP VẬN ĐỘNG TRÊN BÓNG
  • 55. TẬP TẠO THUẬN THẦN KINH CƠ CẢM THỤ BẢN THỂ (PNF) CHI TRÊN
  • 56. TẬP TẠO THUẬN THẦN KINH CƠ CẢM THỤ BẢN THỂ (PNF) CHI DƯỚI
  • 57. TẬP TẠO THUẬN THẦN KINH CƠ CẢM THỤ BẢN THỂ (PNF) CHỨC NĂNG
  • 58. TẬP VỚI THANG TƯỜNG
  • 59. TẬP VỚI RÒNG RỌC
  • 60. TẬP VỚI DỤNG CỤ QUAY KHỚP VAI
  • 61. TẬP VỚI DỤNG CỤ CHÈO THUYỀN
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    phù tại chổ

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Lâm sàng - cận lâm sàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Trung thất

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Descriptives (tiếp)
    Nghe kém tiếp nhận
    2.6.2 Quản lý chất lượng đào tạo
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space