Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


HỘI CHỨNG CO GIẬT VÀ BỆNH VIÊM MÀNG NÃO MỦ Ở TRẺ SƠ SINH

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

HỘI CHỨNG CO GIẬT

  1. Tuyến xã.

- Xác định cơn giật dựa vào các biểu hiện lâm sàng.

- Xử trí cấp cứu: phải bảo đảm hô hấp-tuần hoàn và cắt cơn giật:

+ Thông đường thở, hỗ trợ hô hấp, thở oxygen nếu cần.

+ Cắt cơn giật: phenobarbital: 20 mg/kg, tiêm bắp. Nếu sau 30 phút mà còn giật có thể lặp lại lần 2 với liều 10 mg/kg.

- Chuyển viện an toàn lên tuyến trên. Cho một liều kháng sinh tiêm bắp trước khi chuyển.

  1. Tuyến huyện.

- Xác định một số nguyên nhân thường gặp:

+ Rối loạn điện giải và chuyển hóa: hạ đường huyết, hạ calci...

+ Sinh ngạt và bệnh não thiếu oxy. hội chứng xuất huyết não màng não.

+ Các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, điện giải đồ, đường huyết, chọc dò tủy sống, siêu âm não xuyên thóp…

- Xử trí: cắt cơn giật bằng Phenobarbital (truyền tĩnh mạch trong 30 phút hoặc tiêm bắp).

Tổng liều không quá 40mg/kg/ngày và điều trị theo nguyên nhân, cho thở oxygen (nếu cần), chăm sóc hỗ trợ khác.

- Lưu ý: tiêm mạch Dextrose 10% 2ml/kg khi trẻ có test đường huyết nhanh giảm thấp dưới 40mg/dl (dưới 2,2mmol/L)

- Chuyển viện an toàn lên tuyến trên khi vượt quá khả năng điều trị.

  1. Tuyến tỉnh.

Như tuyến huyện và:

- Làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân.

- Làm một số xét nghiệm thăm dò khác (nếu cần): siêu âm, điện não đồ, chụp cộng hưởng từ não (MRI não)…

- Cần sử dụng Phenobarbital liều duy trì 5-10 mg/kg/ngày sau liều tấn công cho đến khi ổn định.

- Điều trị nguyên nhân.

- Chăm sóc hỗ trợ.

- Tư vấn và theo dõi trẻ sau khi ra viện.

 

VIÊM MÀNG NÃO MỦ Ở TRẺ SƠ SINH

  1. Tuyến xã.

- Phát hiện chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng:

+ Tiền sử: Có thể lúc sinh có nguy cơ nhiễm khuẩn: mẹ vỡ ối sớm, nước ối bẩn, mẹ sốt lúc sinh…

+ Lâm sàng:

  • Li bì,da tái vẻ mặt nhiễm khuẩn, sốt cao, co giật, bú yếu, hoặc bỏ bú, ít vận động, có thể bị ngưng thở, tím tái.
  • Có thể có thóp phồng.

- Xử trí:

+ Sơ cứu, cắt cơn giật, nếu có co giật (xem bài “Xử trí co giật”). Hạ sốt

+ Cho bú mẹ, nếu không bú được thì vắt sữa và cho ăn bằng thìa.

+ Hô hấp hỗ trợ nếu có suy thở

+ Chuyển viện an toàn lên tuyến trên

  1. Tuyến huyện.

- Chẩn đoán: như tuyến xã và:

+ Hỗ trợ hô hấp (đặt NKQ nếu có suy thở nặng …) hỗ trợ tuần hoàn…

+ Chuyển viện an toàn lên tuyến trên.

  1. Tuyến tỉnh:

Xử trí như tuyến huyện và tuyến xã:

- Chẩn đoán xác định, tìm các nguyên nhân cũng như phát hiện các rối loạn kèm theo (co giật, ngưng thở, rối loạn thân nhiệt…):

- Làm Xét nghiệm:

+ Công thức máu, CRP, cấy máu (nếu có thể) ĐGĐ, đường huyết

+ Chọc dò tủy sống (xem bài chọc dò tủy sống )

- Chẩn đoán xác định: dịch não tủy: Pandy (+), Đạm >170 mg /DL, đường giảm, tế bào >30 BC /mm3.

- Điều trị: Nguyên tắc sử dụng

+ Khi chưa biết rõ nguyên nhân: phối hợp kháng sinh: Ampicilline(liều 50-75mg/kg tĩnh mạch 6giờ/1 lần) + Cefotaxime (50mg/kg tiêm tĩnh mạch, 6h/lần) + Gentamycin (5mg/kg TM 8giờ/ lần).

Cefotaxime có thể được thay bằng Ceftriaxone 100 mg/kg tiêm tĩnh mạch hằng ngày

+ Sau 48 h chọc lại dịch não tủy: nếu dịch não tủy và các dấu hiệu lâm sàng cải thiện tiếp tục duy trì kháng sinh.

+ Nếu lâm sàng và dịch não tủy không cải thiện thì đổi kháng sinh hoặc chuyển viện an toàn.

4.Tuyến trung ương:

Nếu tuyến trước đã dùng kháng sinh thì đổi sang kháng sinh khác. Trước khi đổi kháng sinh thì chọc lại nước não tủy. Đổi kháng sinh dựa vào:

- Nếu chưa có kết quả cấy dịch não tủy hoặc dịch não tủy âm tính:

+ Nghi ngờ do nguyên nhân tụ cầu dùng Vancomycin.

+ Nếu nghi do vi khuẩn Gram-âm thì dùng Cefotaxime + Pefloxacin/Ciprofloxacin ± Amikacin, hoặc Cefepim ± Amikacin.

+ Nghi do Hemophilus influenza dùng Pefloxacin/Ciprofloxacin.

+ Hoặc tình trạng trẻ không đỡ thì dùng Meropenem liều 20-40 mg/kg mỗi 8 đến 12 giờ.

+ Nếu do Listeria thì dùng kết hợp Ampicillin + Gentamicin.

+ Thời gian điều trị kháng sinh 21-28 ngày, nhóm Aminoglycoside không dùng quá 5-7 ngày.

- Nếu có kết quả cấy dịch não tủy thì đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ.

- Điều trị hỗ trợ.

+ Hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn.

+ Chống phù não: nằm đầu cao 300, hạn chế nước, lượng dịch bằng 1/2-2/3 nhu cầu.

+ Chống co giật.

+ Điều chỉnh thăng bằng toan kiềm điện giải.

- Đảm bảo dinh dưỡng.

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    chia sẻ quyết định điều trị

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Run khi duy trì tư thế nhất định

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các yếu tố thúc đẩy và làm triệu chứng trầm trọng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    chẩn đoán và điều trị suy tim cấp
    Vắc-xin và lịch tiêm chủng
    Tóm tắt
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space