Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị

(Tham khảo chính: ICPC )

Điều trị
Chẩn đoán bệnh dễ dàng nên không cần sinh thiết thận và nên điều trị ngay bằng Corticoid. 
Sự đáp ứng với đợt đầu giúp tiên lượng bệnh. Tiên lượng tốt khi bệnh đáp ứng hay nhạy với Corticoid. Tiên lượng xấu khi kháng với Corticoid.

8.1. HCTH  lần đầu
8.1.1. Tấn công: Prednison 60 mg/m2/ ngày, tối đa 60mg/ ngày, trong 4 tuần.
Nếu đạm niệu vẫn (+): Methylprednisolone 1000mg/1,73 m2/48 giờ TTM 3 liều.
8.1.2. Nếu đạm niệu trở về (-): nhạy corticoid
Củng cố: (8 tuần kế) dùng Prednison 60mg/m2 cách ngày
Duy trì: (6 tuần kế) giảm liều Prednison 15mg/m2 /2 tuần
Tuần 13-14: 1,5 mg/kg/cách ngày
Tuần 15-16: 1 mg/kg/cách ngày
Tuần 17-18: 0,5 mg/kg/cách ngày rồi ngưng thuốc
8.1.3. Nếu sau điều trị tấn công, đạm niệu còn (+): kháng Corticoid
Xem phần điều trị HCTH kháng Corticoid.

8.2. HCTH tái phát
HCTH tái phát khi đạm niệu  50mg/kg/24 giờ hay (++) với que thử 3 ngày liên tiếp ở một trường hợp hội chứng thận hư đã điều trị khỏi trước đó.
Trong trường hợp này:
Chờ vài ngày, kiểm tra đạm niệu 24 giờ
Điều trị tích cực các ổ nhiễm trùng
Nếu chắc chắn tái phát: tấn công lại bằng phác đồ như sau:
8.2.1. Hội chứng thận hư tái phát xa (  3 tháng sau ngưng thuốc)
Điều trị lại như trong mục 8.1.1
8.2.2. Hội chứng thận hư tái phát thường xuyên ( 3 tháng sau ngưng thuốc) hoặc HCTH phụ thuộc corticoid (tái phát khi giảm liều)
Prednison 60 mg/m2/ ngày đến ngày 3-4 sau khi đạm niệu (-)
Prednison 60 mg/m2/ cách ngày x 8 tuần
Sau đó giảm liều và dừng lại ở liều cơ bản bằng liều đang dùng khi bệnh nhân bị tái phát cộng thêm 0,25mg/kg/cách ngày và duy trì liều này trong 12 – 18 tháng.
8.2.3. HCTH lệ thuộc corticoid ở liều cơ bản > 0,5mg/kg/cách ngày và có dấu hiệu ngộ độc thuốc (chậm phát triển thể chất, loãng xương, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn tâm thần) cần chuyển chuyên khoa để phối hợp với một trong các thuốc ức chế miễn dịch sau đây:
Mycophenolate Mofetil (MMF):
Cyclophosphamide (Endoxan
Ciclosporin A (Neoral):
Theo dõi:
8.3. HCTH kháng Corticoid
Cần chuyển chuyên khoa để sinh thiết thận. 
Xử trí của chuyên khoa: nếu là sang thương tối thiểu, tăng sinh trung mô, xơ hóa cầu thận khu trú và từng vùng mà không phải là một dạng khác của viêm cầu thận, Ciclosporin A và Prednison sẽ được sử dụng. Nếu thất bại, có thể dùng Cyclophosphamide, Tacrolimus hoặc MMF và ức chế men chuyển.

Tác dụng phụ của Corticoid:
Các tác dụng phụ của Corticoid bao gồm:
. Tăng huyết áp 
.    Rối loạn thị giác 
.    Chậm phát triển 
.    Rối loạn tâm lý 
.    Hội chứng Cushing 
.    Loạn dưỡng xương 
.    Nhiễm trùng nặng 

8.4. Điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng và biến chứng
8.4.1. Chế độ ăn
Chỉ hạn chế muối, nước trong giai đoạn phù nhiều và Natri máu giảm.
8.4.2. Điều trị nhiễm trùng
Viêm phúc mạc nguyên phát: Cephalosporin thế hệ 3 và Aminosid 
Viêm mô tế bào: Oxacillin hoặc Vancomycine và Aminosid 
8.4.3. Giảm thể tích
Albumin 20% 0,5 - 1g/kg (không quá 1g/kg), TTM trong 2 giờ.
Khi phù nhiều và kèm triệu chứng nặng, hoặc tổn thương da nặng: Albumin 0,5 – 1g/kg TTM trong 4 giờ + Furosemide 1-2mg/kg TM, giữa lúc truyền albumin.
8.4.4.Ngừa tắc mạch
Điều trị giảm thể tích, nhiễm trùng, cho bệnh nhân đi lại, vận động nhẹ, tránh đặt catheter. 
Dự phòng bằng Anti-Vit K, Aspirine, khi albumin/máu <20g/l và fibrinogen > 6g/l hoặc anti thrombine III < 70%.
8.4.5.Hỗ trợ khi dùng corticoid
Canxi 250 – 500mg/ngày
Vitamin D (Sterogyl): 400 – 800 đơn vị/ngày
Có thể cho thêm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Không cần bổ sung Kali nếu Kali máu bình thường 
8.5. Theo dõi
Cân nặng, chiều cao, que nước tiểu
Chủng ngừa đầy đủ
Học vấn, vận động thể lực


 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Báo cáo
  • Mục tiêu
  • Đại cương
  • Thận hư vô căn - cơ chế bệnh sinh
  • Lâm sàng
  • Sinh học
  • Khám chuyên khoa sinh thiết thận
  • Giải phẫu bệnh
  • Biến chứng
  • Điều trị
  • Tóm tắt
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    ACETYLCYSTEIN

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tổng quan

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nguyên nhân

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Việc biên tập
    Chẩn đoán
    Mục tiêu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space