Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Dịch tễ

(Tham khảo chính: ICPC )

A/ Viêm màng não mủ:

Mầm bệnh thường gặp:

Người lớn: Phế cầu (40%); Não mô cầu (30%); Haemophilus (10%); Listeria (5%).
Trẻ em: Haemophilus (50%); Não mô cầu (25%); Phế cầu (20%).
Trẻ sơ sinh: Escherichia coli (40%); Streptocoque B (30%); Listeria (10%).
Viêm màng não thứ phát
Từ một ổ nhiễm trùng tai mũi họng (viêm tai, viêm xương chủm, viêm xoang),

Từ chổ dò xương -  màng cứng mắc phải (vỡ xương sàng hay xương đá) hoặc hiếm hơn do bẩm sinh (hở xương sàng),

Nguyên nhân có thể do bất cứ mầm bệnh nào, nhưng thường gặp nhất là phế cầu trùng (trường hợp ổ nhiễm trùng từ TMH, nguyên nhân có thể là vi khuẩn kị khí).

Viêm màng não biến chứng từ thủ thuật:
Sau phẩu thuật thần kinh, sau chọc dịch não tủy hay chụp ống sống có tiêm thuốc (thủ thuật này nay hiếm khi dùng),

Những mầm bệnh thường gặp là trực khuẩn Gram âm, tụ cầu hoặc liên cầu,

Staphylococcus epidermidis gặp trong trường hợp nhiễm trùng từ dẫn lưu não thất.

B/ Viêm màng não lym-phô

Viêm màng não siêu vi chiếm đa số, gặp trong 90% trường hợp viêm màng não lym-phô. Những virus chính gồm: enterovirus (echovirus, coxsackievirus va poliovirus), virus  quai bị, và nặng nhất là virus Herpes simplex, gây viêm não - màng não herpes.

Viêm màng não do lao hay do Listeria là những vi trùng chính có thể gây viêm màng não lym-phô.

C/ Viêm màng não mủ vô trùng

Thường liên quan đến những vi khuẩn sinh mủ, nhưng không tìm thấy khi cấy do trước đó đã dùng kháng sinh không phù hợp (viêm màng não cụt đầu), hoặc do mầm bệnh quá yếu ở môi trường ngoài, đã bị chết trong quá trình lấy mẫu (xét nghiệm tìm kháng thể hòa tan có thể có ích).

10% các trường hợp viêm màng não mủ vô trùng là nguyên nhân hoặc là có đi kèm với một khối chiếm chổ nội sọ, do nhiễm trùng (abces não hay tụ mũ dưới màng cứng) hoặc do u (gây ra phản ứng màng não vô trùng).

D/ Bệnh nhân suy giảm miễn dịch

(Bệnh nhân ung thư, AIDS, hóa trị, điều trị ức chế miễn dịch hay corticoid)

Những bệnh nhân này có thể nhiễm bất cứ mầm bệnh nào, nhưng đặc biệt là nấm (cryptocoque, candida), lao, listeria, toxoplasma và vi khuẩn cộng sinh (trực khuẫn Gram âm và tụ cầu).

Trường hợp suy lách chức năng (cắt lách, bệnh hồng cầu hình liềm), hai mầm bệnh hay gặp nhất là phế cầu và Haemophilus.

Torng thiếu hợp bổ thể, bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng tái phát bởi não mô cầu (Neisseria meningitidis).

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Dịch tễ
  • Nguyên nhân
  • Chẩn đoán
  • Chẩn đoán phân biệt
  • Chẩn đoán căn nguyên
  • Diễn tiến và tiên lượng
  • Điều trị
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    2. chẩn đoán

    5183/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Lấy thông tin về nơi nghỉ

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thời điểm thực hiện

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Herpes sinh dục
    Chẩn đoán nguyên nhân
    Chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space