Buồng trứng là cơ quan sinh dục đôi nằm trong ổ bụng, không có phúc mạc bao phủ. Buồng trứng và cơ quan nội tiết vừa là cơ quan ngoại tiết (phóng noãn). Buồng trứng được nuôi dưỡng bởi động mạch buồng trứng xuất phát từ động mạch chủ bụng nằm ngay dưới động mạch thận sau khi bắt chéo động mạch chậu ngoài. Động mạch buồng trứng chạy đến đầu trên của buồng trứng chia làm ba nhánh: nhánh vòi trứng, nhánh buồng trứng và nhánh nối. Ngoài ra động mạch tử cung cũng cho nhánh nuôi buồng trứng và nhánh nối với động mạch buồng trứng. Tĩnh mạch của buồng chứng chạy dọc theo động mạch tĩnh mạch buồng trứng phải đổ về tĩnh mạch chủ dưới, còn tĩnh mạch buồng trứng trái đổ về tĩnh mạch thận trái. Bạch mạch của buồng trứng cũng đi theo động mạch đổ về hoàn cảnh bên động mạch chủ thần kinh của buồng trứng bao gồm những nhánh của đám rối liên Mạc treo và đám rối thận.
Buồng trứng là gì? Vị trí, cấu tạo, chức năng của buồng trứng
Hình 1.1. Cấu trúc giải phẫu buồng trứng
(Nguồn: www.vinmec.com/vi/co-the-nguoi/buong-trung-34/)
Mặt ngoài buồng trứng liên quan với thành bên tiểu khung. Ở đó buồng trứng nằm trong hố buồng trứng, hố này nằm giữa các nhánh của động mạch chậu. Thực tế, khi đã sanh đẻ, buồng trứng không còn nằm trong hố này mà thòng xuống dưới, có khi tụt ra sau túi cùng Douglas. Đáy hố có dây thần kinh bịt chạy qua nên có thể bị đau khi viêm buồng trứng. Mặt trong liên quan với vòi trứng và các quai ruột. Ở bên phải còn liên quan với manh tràng và ruột thừa, bên trái liên quan với đại tràng sigma. Nhiễm khuẩn ở buồng trứng có thể lan tới vòi trứng và ruột thừa.
Trên thiết diện cắt ngang buồng trứng chia thành phần vỏ và phần tủy. Phần vỏ là phần hoài được lót bởi những tế bào biểu mô vuông đơn, nhân hình cầu to. Tiếp theo là màng trắng, đây là một lớp màng liên kết ít sợi và tế bào liên kết nhưng nhiều chất căn bản, còn dưới màng trắng là lớp đệm. Phần tủy là mô liên kết lỏng lẻo có nhiều mạch máu, dây thần kinh và sợi cơ trơn. Các động tĩnh mạch tạo thành mô cương khi giãn ra làm cùng trứng trương to. Lớp mô đệm bên trong chứa các nang noãn, nhiều mạch máu và tế bào thần kinh.
Buồng trứng nằm ở vị trí nào? Cấu tạo và chức năng ra sao? | Bệnh U xơ
Hình 1.2. Buồng trứng cắt ngang
(Nguồn: https://quizlet.com/381461661/female-pelvis-flash-cards/)
Tế bào hạt: đây là lớp tế bào bao quanh noãn có nguồn gốc từ các tế bào của dây vỏ xuất phát từ tế bào biểu mô nang noãn nguyên thủy. Lớp tế bào này dưới tác dụng của hormone FSH sẽ tăng trưởng và tiết ra một chất glycoprotein tạo ra vùng sáng bao quanh chúng. Các nhân của tế bào hạt xuyên qua lớp bao của vùng sáng này để tiếp xúc với noãn và các chất dinh dưỡng hỗ trợ tế bào hạt tạo ra estrogen từ androgen của lớp vỏ bao, trải qua quá trình thơm hóa dưới tác dụng kích thích của FSH khi rụng trứng, tế bào hạt sẽ thay đổi cấu trúc tạo nên hoàng thể.
Trong trường hợp thụ thai, tế bào đệm nuôi của trứng tạo ra Human Chorionic Gonadotropin và hoàng thể tiếp tục phát triển. Sự phát triển của hoàng thể lúc thụ thai sẽ tạo ra đủ estrogen và progestogen để ức chế sự rụng trứng trong suốt thai kỳ. Do sự phân chia liên tục và phức tạp như vậy nên các bệnh lý phát sinh từ buồng trứng cũng hết sức phức tạp và đa dạng.
Hoàng thể và giai đoạn hoàng thể của chu kỳ buồng trứng
Hình 1.3. Quá trình hình thành và phát triển nang noãn
(Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/)
Mô phôi học
Vào tuần thứ 7 – 8 của thai kỳ, nếu di truyền bào thai là nữ (bộ gen chứa cặp NST XX) thì sự vắng mặt của yếu tố xác định tinh hoàn (TDF) do không có NST Y sẽ làm cho các dây giới bào đi vào và thoái hóa trong vùng tủy, tạo thành mô đệm của buồng trứng. Kể từ tuần thứ 10, vùng vỏ của tuyến sinh dục biệt hóa thành các thừng vỏ thứ phát (second cortical cords). Tuần thứ 16 của thai kỳ, các thừng vỏ này biến đổi thành nang noãn nguyên thủy. Mỗi nang noãn chứa một tế bào noãn (oogonia) có nguồn gốc từ tề bào sinh dục nguyên thủy và được bao quanh là một lớp tế bào hạt có nguồn gốc từ dây giới bào. Các nang noãn nguyên thủy cách biệt nhau bởi cấu trúc trung mô.
|