Đánh giá bệnh nhân đau ngực tại khoa cấp cứu cần lưu ý các chỉ số sinh hiệu bao gồm đường thở, nhịp thở và tuần hoàn. Các vấn đề đe dọa tính mạng được điều trị ngay lập tức, không chậm trễ vì lý đợi kết quả xét nghiệm không cần thiết. Bất kỳ bệnh nhân có biểu hiện cấp cứu cần được lắp monitor theo dõi liên tục, được cho thở oxy bổ sung, nên lập đường truyền tĩnh mạch để có thể sử dụng thuốc cấp cứu khi cần. Điện tâm đồ tại giường có thể thực hiện nhanh chóng giúp cung cấp thông tin về tình trạng nhịp học và bệnh cơ tim
Đối với hội chứng mạch vành cấp tính (ACS), xử trí cần dựa vào kết quả điện tâm đồ. Thực hiện đo ECG liên tục cho phép tăng khả năng phát hiện hội chứng vành cấp trong bệnh cảnh không điển hình hoặc ở giai đoạn sớm. Trong trường hợp chẩn đoán nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI), bệnh nhân cần được tái thông mạch máu khẩn cấp thông qua can thiệp qua da hoặc tiêu sợi huyết tại bệnh viện có chức năng phù hợp.
Bóc tách động mạch chủ: điều trị khẩn cho trường hợp nghi ngờ bóc tách động mạch chủ bao gồm kiểm soát huyết áp và nhịp tim để giảm áp lực của máu trên vị trí mạch máu bị bóc tách, tốc độ dòng chảy của máu. Bệnh nhân cần được chuyển nhanh đến bệnh viện có đơn vị phẫu thuật tim lồng ngực để được đánh giá và can thiệp phù hợp.
Thuyên tắc phổi: xử trí ban đầu cần thuốc chống đông máu, oxy hỗ trợ, can thiệp hồi sức phù hợp.
Tràn khí màng phổi: tình trạng áp lực dương lồng ngực do tràn khí gây ra cần có thủ thuật - phẫu thuật mở lồng ngực cấp cứu bằng kim -sonde dẫn lưu (khi có thời gian, thực hiện khi người bệnh đã qua cơn cấp cứu). Chèn ép màng ngoài tim gây tình trạng chẹn tim cấp có biểu hiện rối loạn huyết động cần có dẫn lưu dịch máu/màng ngoài tim. Thủ thuật cần được thực hiện ở đơn vị chuyên khoa với dụng cụ hỗ trợ (monitor, siêu âm, hồi sức). Trường hợp bệnh nhân có tình trạng lâm sàng ổn định, chúng ta có thể điều trị bảo tồn, phối hợp cùng theo dõi thường xuyên tại bệnh viện
|