Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chỉ số khối cơ thể Body Mass Index (BMI)

(Tham khảo chính: ICPC )

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, đặc biệt là để phân loại tình trạng thiếu cân, thừa cân và béo phì ở người lớn. BMI được tính bằng cách chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao (m2).
BMI phụ thuộc vào khối cơ, khối chất béo và tổng lượng nước trong cơ thể. Ở người trẻ tuổi hoặc vận động viên, khối cơ thường quyết định cân nặng, trong khi ở người cao tuổi hoặc ít vận động, cân nặng chủ yếu do khối lượng mỡ quyết định.
Theo WHO, ngưỡng phân loại tình trạng dinh dưỡng dựa trên BMI ở cộng đồng châu Á thấp hơn so với các khu vực khác.
BMI có ưu điểm là phương pháp theo dõi trọng lượng dễ thực hiện, nhanh chóng và được sử dụng rộng rãi để xác định tình trạng béo phì và nhẹ cân. BMI cũng là chỉ số tiên lượng kết quả bệnh tật trên lâm sàng, vì BMI quá thấp hoặc quá cao đều liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tăng.
Tuy nhiên, BMI cũng có một số nhược điểm:
•    Độ nhạy kém khi sử dụng độc lập vì có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như đặc điểm di truyền hoặc tình trạng bệnh lý (ví dụ: tiêu chảy, phù nề).
•    Không phát hiện được tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian ngắn hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng cụ thể.
•    Chỉ liên quan đến sự phân bố rộng khắp của tỷ lệ phần trăm chất béo trong cơ thể chứ không mô tả về kích thước thân hình.
•    Không phân biệt được giữa những người nặng cân do chất béo và những người nặng cân do khối cơ bắp. Điều này có thể dẫn đến việc xếp loại những người nặng cân do luyện tập thể thao có nhiều cơ bắp là thừa cân hoặc béo phì. Ngược lại, ở những người ít vận động và mất khối cơ bắp, BMI có thể đánh giá thấp lượng chất béo trong cơ thể so với thực tế.
Mặc dù có những hạn chế, BMI vẫn là chỉ số hữu ích để đánh giá tình trạng thiếu cân, thừa cân hoặc béo phì ở người lớn trong cộng đồng.

 

BMI =

Cân nặng (kg)

[Chiều cao (m)]2

 

Bảng 1.5. Phân loại BMI theo WHO và ngưỡng điều chỉnh cho cộng đồng châu Á

WHO

Cộng đồng châu Á

Bình thường: 18,5 – 25

Bình thường: 18,5-23

Suy dinh dưỡng: < 18,5

 Nhẹ: 17-18,5

 Trung bình: 16-17

 Nặng: < 16

Suy dinh dưỡng: < 18,5

 Nhẹ:17-18,5

 Trung bình: 16-17

 Nặng: <16

Thừa cân và béo phì: >= 25

Tiền béo phì: 25-30

Béo phì độ 1: 30-35

Béo phì độ 2:35-40

Béo phì độ 3: ³ 40

Thừa cân và béo phì: ³ 23

Tiền béo phì: 23-25

Béo phì độ 1: 25-30

Béo phì độ 2: ³ 30

 

  • Phương pháp đánh giá dựa trên trọng lượng cơ thể
  • Phần trăm trọng lượng cơ thể lý tưởng
  • Tỷ Lệ Giảm Trọng Lượng (Weight Loss – WL)
  • Chỉ số khối cơ thể Body Mass Index (BMI)
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Bệnh hạ cam

    4568/QĐ-BYT .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Kỹ thuật chăm sóc người bệnh pemphigoid có diện tích tổn thương từ 30-59% diện tích cơ thể

    4790/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Kết luận

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Mục tiêu
    Mất ngủ tâm-sinh lý
    2076
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space