Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chẩn đoán co giật ở trẻ nhũ nhi

(Tham khảo chính: ICPC )

  • Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Trong phần lớn các trường hợp, các cơn giật tự ngưng trước khi bác sĩ tiếp cận bệnh nhân. Do đó hỏi kỹ bệnh sử là điều quan trọng.

    Xác định tính chất của cơn: 1) định khu: khu trú hay toàn thể (đa phần là toàn thể); 2)kiểu cơn: thường là cơn co cứng – co giật, đôi khi có cơn tăng trương lực hay cơn giảm trương lực, cơn giật cơ hay cơn gồng cứng thường là dấu hiệu của bệnh nặng. Lưu ý trong sốt cao co giật cần phân biệt các cơn đơn thuần và các cơn phức tạp (thường liên quan đến các tình huống nặng hơn và cần điều trị dự phòng động kinh). (xem bảng 1)

    Hỏi tiền căn: tiền căn và gia đình về thần kinh, tiền căn sản khoa, phát triển tâm thần vận động của trẻ, tiền căn chấn thương, ngộ độc, dùng thuồc…

    Các triệu chứng khác: sốt, các dấu hiệu nhiễm trùng. Các triệu chứng định hướng nguyên nhân: ho, khó thở, đau họng, đau tai, chảy mủ tai, hồng ban, xuất huyết …

     

    Bảng 1: Phân biệt cơn SCCG đơn thuần hay phức tạp

     

     

    Cơn SCCG đơn thuần

    Cơn SCCG phức tạp

    Tần suất

    +++ (2 -> 5% trẻ)

    +/-

    Tuổi

    9 tháng đến 2 tuổi

    < 9 tháng tuổi

    Tiền căn thần kinh

    Không có

    Thường có

    Kiểu cơn co giật

    Cơn toàn thể

    Thường là cơn cục bộ

    Thời gian

    Ngắn < 10 phút

    (thường từ 2-3 phút)

    Kéo dài > 15 phút

    Yếu sau cơn

    Không

    Khám thần kinh sau cơn

    Bình thường

    Thường có bất thường

    Cận lâm sàng

    DNT, nhất là ở trẻ <12 tháng tuổi, đường, canxi huyết

    DNT, EEG, +/- CĐHA

    Nguy cơ bệnh động kinh sau này

    Rất thấp < 2%

    ++

    Điều trị dự phòng ĐK

    Không

     

    SCCG đơn giản:

    Thường gặp ở trẻ < 5 tuổi, trong đó 50% xảy ra trong khoảng 1-2 tuổi. Cơn luôn chỉ xảy ra khi trẻ sốt cao. Trẻ thường có phát triển tâm thần vận động bình thường và không có tiền căn thần kinh trước đó. Cơn thường là cơn toàn thể co cứng – co giật, đôi khi có cơn giảm trương lực hoặc cơn co cứng đơn thuần. Cơn thường ngắn, kéo dài ít hơn 10 phút, hiếm khi bn có khó thở tím tái kèm theo. Sau cơn bệnh nhân hồi phục ý thức nhanh và khám thần kinh không thấy bất thường.

     EEG trong trường hợp này thường không cần thiết. CLS quan trọng nhất là xét nghiệm DNT, đặc biệt là ở trẻ <1 tuổi, để loại trừ viêm màng não.

    Nguy cơ phát triển bệnh động kinh là thấp, < 2%, không cần điều trị dự phòng cơn tái phát.

     

    SCCG phức tạp:

    Hiếm gặp, chiếm 5% các trường hợp SCCG. Thường gặp ở trẻ < 9 tháng tuổi. Thường là cơn cục bộ, kéo dài (>15 phút), kèm theo các bất thường thần kinh khác. Khả năng tái phát cơn cao. Trẻ có khả năng sẽ có ĐK di chứng và/hoặc di chứng thần kinh khác, nhất là khi trẻ được chẩn đoán và xử trí chậm.

    Cần thiết phải xét nghiệm DNT, đặc biệt là ở trẻ < 2 tuổi để chẩn đoán viêm màng não và viêm não – màng não. Xét nghiệm khác, EEG, MRI.

    Trong vùng dịch tễ sốt rét, cần lưu ý sốt rét thể não cũng là một nguyên nhân của co giật. Các nguyên nhân hiếm hơn nhưng cũng có thể gặp: abces não, huyết khối tĩnh mạch não.

     

  • Xác định tình huống nguy cấp
  • Chẩn đoán co giật ở trẻ nhũ nhi
  • Cơn co giật không kèm theo sốt
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Quy trình điều trị bệnh da bằng puva toàn thân

    4790/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Quy trình điều trị sẹo lồi bằng ipl

    4790/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    EMSP

    Chăm sóc giảm nhẹ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Xét nghiệm sàng lọc HIV, HBV và giang mai
    Bệnh động mạch mạc treo
    2235
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space