Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị

(Tham khảo chính: ICPC )

Nguyên tắc điều trị co giật cấp

1. Hỗ trợ hô hấp

* Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đầu ngửa.
* Đặt cây đè lưỡi quấn gạc (nếu đang co giật).
* Hút đàm.
* Cho thở oxy để đạt SaO2 92-96%.
* Đặt NKQ giúp thở nếu thất bại với oxy hoặc có cơn ngừng thở.

2. Cắt cơn co giật

--Diazepam: 0,2 mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch chậm, có thể gây ngưng thở nên cần chuẩn bị bóng và mặt nạ giúp thở. Nếu không tiêm tĩnh mạch được, có thể bơm qua đường hậu môn với liều 0,5 mg/kg/lần. Nếu không hiệu quả sau liều đầu tiên, có thể lặp lại liều thứ hai sau 10 phút, tối đa 3 liều. Liều tối đa: trẻ < 5 tuổi: 5 mg; trẻ > 5 tuổi: 10 mg.
--Trẻ sơ sinh: Ưu tiên chọn Phenobarbital 15-20 mg/kg truyền tĩnh mạch trong 30 phút. Nếu sau 30 phút vẫn còn co giật, có thể lặp lại liều thứ hai 10 mg/kg.

3. Điều trị nguyên nhân

--Co giật do sốt cao:
    * Đặt trẻ ở tư thế thoải mái, thông thoáng đường thở.
    * Cởi hết quần áo.
    * Theo dõi nhiệt độ ở nách, trán hoặc tai.
    * Đắp khăn ấm lên hai nách, hai bẹn và trán. Thường xuyên thay khăn để giải nhiệt nhanh hơn.
    * Hạ nhiệt bằng thuốc như paracetamol (10-15 mg/kg/lần/tọa dược, có thể lặp lại sau 4 giờ).
--Hạ đường huyết:
    * Trẻ lớn: dextrose 30% 2 ml/kg tiêm tĩnh mạch.
    * Trẻ sơ sinh: dextrose 10% 2 ml/kg tiêm tĩnh mạch.
    * Sau đó duy trì bằng dextrose 10% truyền tĩnh mạch.
--Hạ natri máu: Natriclorua 3% 6-10 ml/kg truyền tĩnh mạch trong 1 giờ.
--Xử trí ngoại khoa: Nếu có chấn thương đầu, xuất huyết hoặc u não.

Điều trị tiếp theo

Nếu co giật vẫn tiếp tục hoặc tái phát:

--Phenytoin: 15-20 mg/kg truyền tĩnh mạch chậm 0,5-1 mg/kg/phút, pha trong NaCl với nồng độ tối đa 1 mg/ml. Cần theo dõi ECG và huyết áp để phát hiện biến chứng loạn nhịp và tụt huyết áp. Liều duy trì: 5-10 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chậm chia 3 lần.
--Nếu không có phenytoin: Thay bằng Phenobarbital 20 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 30 phút qua bơm tiêm. Lưu ý nguy cơ ngưng thở tăng khi phối hợp Diazepam và Phenobarbital. Liều duy trì: 3-5 mg/kg/ngày chia 2 lần.
--Diazepam truyền tĩnh mạch: Khởi đầu 0,25 mg/kg tiêm tĩnh mạch. Sau đó, 0,1 mg/kg/giờ truyền tĩnh mạch qua bơm tiêm, tăng dần đến khi đạt hiệu quả, liều tối đa 2-3 mg/giờ.
--Vitamin B6: Xem xét sử dụng ở trẻ nhỏ hơn 18 tháng tuổi co giật không sốt và không đáp ứng với thuốc chống co giật.
--Thiopental: Khi tất cả các thuốc chống co giật trên đều thất bại. Liều: 3-5 mg/kg truyền tĩnh mạch chậm. Sau đó truyền duy trì 2-4 mg/kg/giờ qua bơm tiêm. Chỉ sử dụng Thiopental nếu có phương tiện giúp thở.
--Thuốc giãn cơ: Có thể phối hợp thêm thuốc giãn cơ như Vecuronium 0,1-0,2 mg/kg/liều tiêm tĩnh mạch chậm và phải đặt NKQ giúp thở.

  • Mục tiêu
  • Giới thiệu
  • Cơ chế gây co giật
  • Nguyên nhân gây co giật
  • Thể lâm sàng
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Tư vấn cho gia đình
  • Tóm tắt
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Dự phòng bệnh lao

    5456/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chăm sóc bệnh nhân liệt giường

    Trần Đức Sĩ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    quy trình điều trị chứng tăng sắc tố bằng ipl

    4790/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Ngứa do cơ chế thần kinh (neurogenic itch)
    chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán dây chó ở người
    Tạo bài kiểm tra gửi qua mail
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space