Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Các chuyên ngành trong hệ thống chăm sóc sức khỏe

(Tham khảo chính: Nguyên lý y học gia đình )

Hệ thống chăm sóc sức khỏe con người bao gồm rất nhiều chuyên ngành. Các hoạt động chăm sóc phối hợp liên chuyên ngành là phương tiện hoàn hảo giúp nâng cao sức khỏe đến trạng thái tối ưu. 
2.1. Bác sĩ chuyên khoa
Mỗi chuyên khoa lâm sàng, bao gồm cả YHGĐ, có vai trò chẩn đoán – điều trị - theo dõi bệnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và điều trị biến chứng của bệnh.
Phương tiện chăm sóc của các chuyên khoa lâm sàng rất đa dạng, từ kỹ năng thăm khám lâm sàng đến các kỹ thuật cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị, các phương pháp điều trị nội – ngoại khoa, các dược liệu đông – tây y, các phương pháp dinh dưỡng – thực phẩm chức năng...
Quá trình chăm sóc đa dạng này cần được quản lý một cách hệ thống và toàn diện, dựa trên sự tôn trọng quyết định của người bệnh nhằm giải quyết được nhu cầu cá thể hóa. 

2.2. Điều dưỡng gia đình
Điều dưỡng gia đình thực hiện theo y lệnh và là lực lượng trực tiếp chăm sóc người bệnh. 
Vai trò của điều dưỡng gia đình được thể hiện qua các hoạt động chăm sóc gần gũi hơn với người bệnh, như hỗ trợ vệ sinh thân thể, xoay trở dự phòng loét do nằm lâu, hướng dẫn và thực hiện cách dùng thuốc, lấy mẫu xét nghiệm theo y lệnh điều trị...Bên cạnh đó, điều dưỡng gia đình có thể hướng dẫn kiến thức giáo dục sức khỏe cơ bản, hỗ trợ tâm lý và hoạt động cộng tác với các chuyên ngành khác trong chăm sóc toàn diện.
Vai trò quan trọng nhất của điều dưỡng gia đình là chăm sóc và tập huấn phát huy khả năng tự chăm sóc của chính bản thân bệnh nhân và khả năng hỗ trợ của người thân trong cùng hộ gia đình.

2.3. Dược lâm sàng
Dược lâm sàng có nhiều vai trò trong hệ thống chăm sóc. 
Bên cạnh công tác quản lý thuốc về lượng, dược sĩ lâm sàng còn đánh giá toa thuốc, phát hiện tương tác thuốc, cảnh báo tác dụng phụ và cung cấp thông tin của thuốc thay thế. 
Dược lâm sàng hỗ trợ cá thể hóa nhu cầu dùng thuốc, đặc biệt là gợi ý dạng thuốc phù hợp cho từng nhu cầu cá thể (thuốc dạng viên nén, sirup, viên sủi...). 
Ngoài ra, dược lâm sàng giúp bác sĩ lâm sàng cập nhật thông tin mới đã được nghiên cứu về dược phẩm cũng như thảo luận về các vấn đề thực tế liên quan đến sử dụng thuốc.

2.4. Kỹ thuật viên vật lý trị liệu – phục hồi chức năng
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu (KTV-VLTL) thực hành theo y lệnh của bác sĩ lâm sàng. Hoạt động của KTV-VLTL có vai trò giúp người bệnh cải thiện khả năng tự thân vận động, khả năng hồi phục của suy giảm chức năng các cơ quan và hỗ trợ giảm đau. Phổ chăm sóc của KTV-VLTL không chỉ trên bệnh nhân có những tổn thương lành tính (như đau lưng, bong gân, vẹo cột sống...) mà còn trên người gặp biến chứng sau chấn thương nặng hay hệ quả suy giảm chức năng ở người cao tuổi. 
KTV-VLTL hoạt động cộng tác với với các chuyên ngành, đặc biệt là bác sĩ lâm sàng và điều dưỡng gia đình, trong quá trình hướng dẫn tập luyện và theo dõi - đánh giá mức độ phục hồi.

2.5. Chuyên gia tâm lý
Chuyên gia tâm lý hoạt động với vai trò giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của người bệnh cũng như tham gia vào quá trình điều trị của một số rối loạn tâm thần.
Khác với bác sĩ chuyên khoa tâm thần, chuyên gia tâm lý sử dụng các phương pháp không dùng thuốc trong điều trị. Chuyên ngành tâm lý học có phổ hoạt động đa dạng, tùy vào nhu cầu trị liệu hoặc nâng cao sức khỏe tinh thần mà người bệnh có thể được tiếp cận với các tham vấn viên (counsellor), khai vấn viên (life coach) hay chuyên biệt hơn là chuyên gia trị liệu tâm lý (psychotherapist).
Chuyên gia tâm lý hoạt động cộng tác với các chuyên ngành với mục tiêu ổn định và nâng cao sức khỏe tinh thần của người bệnh, tạo tiền đề cho sự cải thiện các vấn đề của sức khỏe thể chất.

2.6. Bảo trợ xã hội – bảo hiểm y tế
Bảo trợ xã hội có vai trò hỗ trợ kinh phí sinh hoạt hàng tháng cho người bệnh thuộc diện trẻ mồ côi, người cao tuổi và người khuyết tật nặng. Bảo hiểm y tế có vai trò hỗ trợ chi phí y tế dành cho các vấn đề sức khỏe cần được can thiệp điều trị. Bên cạnh đó, các đoàn thể thiện nguyện tại địa phương cũng là lực lượng hỗ trợ chăm sóc trong trường hợp người bệnh neo đơn không nơi nương tựa. 
Bảo trợ xã hội và bảo hiểm y tế tại Việt Nam cần phát triển thêm những chính sách nhằm tối tưu hóa chất lượng cuộc sống của người cao tuổi và người khuyết tật, như trợ cấp trang bị các thiết bị hỗ trợ di chuyển, các thiết bị hỗ trợ sinh hoạt cá nhân và xây dựng hệ thống công cộng đảm bảo sự an toàn di chuyển dành cho đối tượng này.  

2.7. Các chuyên ngành khác 
Sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh không tách rời sức khỏe môi trường sinh sống và làm việc. Bên cạnh việc cải thiện tình trạng bệnh tật và di chứng bởi các chuyên ngành nêu trên, mỗi người bệnh còn cần được chăm sóc bền vững bởi những chuyên ngành mới được quan tâm phối hợp sau này, đó là Y học lối sống, Y học bệnh nghề nghiệp, Y học môi trường và khoa học tâm linh – tôn giáo.
 

  • Mục tiêu
  • Vai trò điều phối của bsgđ trong hệ thống chăm sóc
  • Các chuyên ngành trong hệ thống chăm sóc sức khỏe
  • Sự phối hợp mang tính tương hỗ giữa yhgđ và các chuyên khoa
  • Tóm tắt
  • Từ khóa
  • Tham khảo
  • Bài báo cáo
  • video 1
  • video 2
  • video 3
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    ACETAZOLAMID

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    ACID VALPROIC

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dự phòng

    Trần Thị Mộng Hiệp.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    So sánh với hằng số
    Tài liệu tham khảo
    Chảy máu tử cung bất thường ở thanh thiếu niên: Đánh giá và tiếp cận chẩn đoán
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space