Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH LIÊN TỤC - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN

(Tham khảo chính: Bệnh viện tâm thần )

['I. Định nghĩa cơn động kinh:
- Tất cả những nguyên nhân nào đưa đến sự phóng thích quá mức của điện não tạo nên cơn co giật thì gọi là động kinh (lâm sàng: co cứng - co giật - doãi cơ (hôn mê))
- Động kinh liên tục là cơn động kinh kéo dài >30 phút hoạc là nhiều cơn liên tiếp kéo dài > 30 phút và giữa các cơn bệnh nhân không hồi tỉnh.
II. NGUYÊN NHÂN ĐỘNG KINH LIÊN TỤC:
1. Ngưng đột ngột thuốc chống động kinh (đặc biệt là Barbiturates hoạc Benzodiazepine) ở các bệnh nhân đang điều trị đông kinh.
2. Các tổn thương thần kinh cấp: viêm não, viêm màng não, chấn thương sọ não...
3. Các tổn thương thần kinh tiến triển: thoái hóa thần kinh, u não...
4. Rối loạn chuyển hóa: hạ đường huyết, cai rượu.
5. Nhiễm trùng - nhiễm độc (đặc biệt là cocaine)
6. Ngoài ra còn 1/3 trường hợp không xác định được nguyên nhân.
III. XỬ TRÍ ĐỘNG KINH LIÊN TỤC:
Đây là một cấp cứu, phải đạt bệnh nhân trong diện theo dõi hộ lý cấp 1
1. Quan sát biểu hiện lâm sàng để xác định động kinh cơn lớn liên tục.
2. Đặt bệnh nhân ở nơi an toàn đề phòng sang chấn trong lúc co giật.
3. Giữ bệnh nhân ở tư thế đảm bảo cho đường hô hấp thông:
- Giữ bệnh nhân nằm nghiêng, xoay đầu sang một bên để tránh hít phải chất nơn ói.
- Nới lỏng quần áo
- Hút đàm nhớt.
4. Thở Oxy qua sonde mũi hoạc mặt nạ (khoảng 10 lít/phút)
5. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: M,HA, nhịp thở và phải điều chỉnh ngay khi phát hiện bất thường (ví dụ: hạ nhiệt.)
6. Đặt đường truyền tĩnh mạch, lấy máu xét nghiệm đường huyết, công thức máu, ion đồ, đo nồng độ Oxy/máu hoặc khí/máu động mạch.
7. Tiêm tĩnh mạch dung dịch Glucose 30%:
- Đối với người lớn: 30ml dd Glucose 30% sau khi tiêm tĩnh mạch 100mg Thiamine.
- Đối với trẻ em: 1ml/kg dd Glucose 30%.
8. Dùng thuốc chống động kinh:
• Cắt cơn co giật bằng thuốc tác dụng nhanh:
(1) Diazepam: liều 0,2mg/kg tương đương 1ống 10mg (người lớn)
liều 0,1mg - 1mg/kg tương đương 1/2 ống 10mg (trẻ em)
 
+ Tiêm tĩnh mạch chậm với tốc độ < 5mg/phút + Có thể nhắc lại nếu vẫn còn co giật sau 5 phút + Có thể bơm trực tràng (trẻ em) với liều 0,5mg/kg Hoặc (2) Lorazépam: liều 0,1mg/kg (người lớn) liều 0,05mg - 0,5mg/kg (trẻ em)
+ Tiêm tĩnh mạch chậm với tốc độ < 2mg/phút + Có thể nhắc lại nếu vẫn còn co giật sau 10 phút Hoặc (3) Clonaépam: liều 0,01mg - 0,09mg/kg (tương đương 0,25-0,5mg bolus TM)
Hoặc (4) Midazolam: liều 0,1mg/kg - 0,3mg/kg tiêm TM
+ Có thể nhắc lại nếu vẫn còn co giật sau 10 phút
9. Nếu sau 2 lần tiêm thuốc bệnh nhân vẫn còn cơn co giật → chuyển viện
* CHÚ Ý: song song với điều trị như trên cần phải xác định và điều trị nguyên nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Elaine Wyllie, Epileptic auras, Chapter 23, Section A, p 376 - 385, in : The treatment of epilepsy : principles and pratice, Second Edition, Norman K. So., 1997.
2. Pierre Thomas - Pierre Genton, Epilepsies, 1994.
3. Gregory L Holmes, Epilepsy and other seizure disorders, Chapter 12, P. 223 - 275, Principles of Child neurology, Bruce O. Berge., 1996.
4. John M. Pellock, Pediatric Epilepsy - Diagnosis and therapy, second edition, 2001
5. Simon Shorvon, Hand book of Epilepsy treatment, 2000.
6. The epilepsies: the diagnosis andmanagement of the epilepsies inadults and children in primary andsecondary care. Issued: January 2012 last modiíỉed: December 2013']

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • BẢNG NGUYÊN NHÂN HỘI CHỨNG SẢNG - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • MẤT NGÔN NGỮ MẮC PHẢI DO ĐỘNG KINH - HỘI CHỨNG LANDAU KLEFFNER
  • NÓI LẮP - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ CẤP CỨU HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ CHỮA BỆNH HỘI CHỨNG ÁC TÍNH - TÂM LÝ Y HỌC
  • PHÁC ĐỒ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ CHỮA BỆNH RỐI LOẠN TIC - TÂM LÝ Y HỌC
  • PHÁC ĐỒ XỬ LÝ TỰ TỬ - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ NGƯNG TIM - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỎ ĂN UỐNG - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIẢM CHÚ Ý - TĂNG ĐỘNG - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KÍCH ĐỘNG - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LOẠN THẦN CẤP - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ PHẢN ỨNG VỚI STRESS TRẦM TRỌNG VÀ RỐI LOẠN THÍCH ỨNG - TÂM LÝ Y HỌC
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ - TÂM LÝ Y HỌC
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ - MẤT NGỦ - TÂM LÝ Y HỌC
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN HOẢNG LOẠN - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN HỖN HỢP LO ÂU TRẦM CẢM - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHÂN CÁCH - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    giảm đau

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị tiêu chảy D11

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mụn nước (vésicule)

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    COPD và một số nguyên nhân phổ biến
    Quy trình điều trị bớt sùi bằng plasma
    OJS video hướng dẫn tiếng Anh
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space