Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Phục hồi chức năng ở giai đoạn cấp tính

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Mục tiêu:
−    Chăm sóc, nuôi dưỡng
−    Theo dõi và kiểm soát chức năng
−    Đề phòng thương tật thứ cấp
−    Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
−    Nhanh chóng đưa người bệnh ra khỏi trạng thái bất động tại giường.
Các biện pháp điều trị và phục hồi chức năng
Điều trị: Bao gồm các thuốc hạ huyết áp, thuốc chống đông, kiểm soát đường máu, chống phù não và tăng cường oxy tới não. Tùy theo trường hợp xuất huyết não hoặc thiếu máu cục bộ, có thể lựa chọn các phác đồ khác nhau. Lưu ý một số yếu tố cơ chế bệnh sinh như: không hạ huyết áp quá thấp dưới 120 mmHg đề phòng giảm áp lực máu lên não. Các chất kháng calci không những được dùng với mục đích hạ áp mà còn nhằm mục đích bảo vệ tế bào não khỏi ngộ độc các ion Ca. Việc bồi phụ nước điện giải cần cân nhắc lượng dịch truyền tránh phù não. Những hiểu biết về vùng tranh tối tranh sáng gợi ý cho việc sử dụng các thuốc bảo vệ tế bào não. Thuốc như cerebrolysine có thể dùng tới 30 ml/ ngày ở giai đoạn cấp tính, 10 ml/ ngày ở giai đoạn hồi phục.
•    Chăm sóc nuôi dưỡng: Giai đoạn cấp tính người bệnh thường được theo dõi ở phòng hồi sức hoặc cấp cứu, duy trì đường hô hấp, miệng họng sạch. Đặt nội khí quản và thở máy nếu có tăng tiết dịch và hôn mê. Đặt sonde bàng quang để theo dõi dịch. Chăm sóc da (lăn trở 2h/ lần). Đặt sonde dạ dày nếu người bệnh hôn mê. Trong những ngày đầu, cần hướng dẫn gia đình chế độ ăn, cách ăn để tránh nghẹn, sặc, nuốt kém, nhai kém do liệt hầu họng và mặt.
•    Tư thế: Cho người bệnh nằm hướng bên liệt ra ngoài để tăng khả năng nhận kích thích từ phía liệt. Dùng gối kê vai, hông bên liệt và hướng dẫn gia đình cách đặt các tư thế tại giường. Giai đoạn này có thể cần băng treo khuỷu tay để giảm bán trật khớp vai.
•    Tập luyện- vận động:
Chủ yếu là các bài tập theo tầm vận động khớp để ngăn ngừa co rút, huyết khối và các biến chứng khác.
 
Hướng dẫn người bệnh một số bài tự tập phối hợp bên lành- bên liệt như: tập khớp vai, tập làm cầu… giúp người bệnh khả năng lăn trở tại giường. Cho người bệnh ngồi dậy sớm ngay khi có thể.
•    Phẫu thuật: Có thể cần can thiệp khi có máu tụ nội sọ, gây rối loạn tri giác, hoặc kẹp túi phồng động mạch, tĩnh mạch… hay làm cầu nối trong- ngoài sọ, cắt bỏ lớp áo trong động mạch cảnh…
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Biểu hiện lâm sàng của giai đoạn cấp tính
  • Phục hồi chức năng ở giai đoạn cấp tính
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Nội dung thực hiện đối với người nhiễm HIV khám lần đầu

    28/2018/TT-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    CEFALEXIN

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bảng mã nào được ứng dụng trong công tác ngoại trú?

    quản lý ngoại chẩn.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Mục đích và tầm quan trọng của chẩn đoán
    So sánh trung bình giữa nhiều nhóm
    Đọc trục điện tim - nhịp tim
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space