Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Nguyên tắc của chăm sóc giảm nhẹ

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.2.1.    Nguyên tắc chung
-    Dành cho tất cả các người bệnh mắc ung thư và HIV/AIDS.
-    Tiến hành ngay từ khi phát hiện bệnh và duy trì trong suốt quá trình diễn biến của bệnh (Hình 1).
-    Phối hợp với các biện pháp điều trị đặc hiệu.
-    Thúc đẩy việc tuân thủ các phương pháp điều trị đặc hiệu và giảm bít các tác dụng phụ không mong muốn của các phương pháp đó.
-    Hỗ trợ người bệnh sống tích cực đến cuối đời.
-    Coi cuộc sống và cái chết là một quá trình bình thường, không thúc đẩy hay trì hoãn cái chết.
-    Chăm sóc về tâm lý, xã hội là yếu tố quan trọng trong chăm sóc giảm nhẹ.
-    Hỗ trợ gia đình người bệnh trong giời gian người bệnh ốm đau và khi qua đời.
-    Xây dùng mô hình chăm sóc giảm nhẹ theo hình thức “Nhóm chăm sóc đa thành phần”, trong đó người bệnh là trung tâm, có sự tham gia của nhân viên y tế, gia đình người bệnh, nhân viên xã hội, người tình nguyện,…
-    Thực hiện tại các cơ sở y tế, tại nhà và tại cộng đồng.

Chẩn đoán    Chết

Hình 1. Chăm sóc giảm nhẹ trong quá trình bị bệnh đến khi người bệnh qua đời
1.2.2.    Nguyên tắc “Hệ quả kép”
-    Mọi phương pháp điều trị đều có thể có tác dụng không mong muốn. Người bệnh ở giai đoạn cuối có thể bị đau, khó thở và các triệu chứng khó chịu khác thì
 
có thể điều trị với mục đích giúp họ dễ chịu hơn mặc dù có thể xảy ra các tác dụng không mong muốn của thuốc.
-    Nguyên tắc này thường được áp dụng trong chăm sóc giai đoạn cuối. Ví dụ: một người HIV/AIDS khi hấp hối có đau, khó thở vẫn có thể dùng Opioid liều cao mặc dù việc điều trị có thể dẫn đến hạ huyết áp, làm chậm nhịp thở. Mục đích của điều trị trong trường hợp này giúp người bệnh không phải chiu đau đớn và khó thở.
-    Bốn điều kiện áp dụng nguyên tắc “Hệ quả kép bao gồm”:
+    Quyết định phương pháp điều trị phải đảm bảo tính đạo đức.
+    Mục đích duy nhất của điều trị là để giảm đau và giảm khó chịu cho người bệnh khi hấp hối.
+    Không được coi tác dụng phụ của thuốc để giúp người bệnh dễ chịu.
+    Các ích lợi tích cực do thuốc đem lại phải hơn hẳn so với tác dụng xấu không không muốn có thể xảy ra
1.2.3.    Những nguyên tắc đặc biệt cho người nhiễm HIV/AIDS
-    Chăm sóc toàn diện người bệnh HIV/AIDS nên kết hợp:
+    Tư vấn phòng ngừa HIV.
+    Phòng và điều trị nhiễm trùng cơ hội.
+    Điều trị kháng vi rút.
+    Chăm sóc giảm nhẹ
-    Không có sự mâu thuẫn giữa điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng vi rút HIV và chăm sóc giảm nhẹ. Chăm sóc giảm nhẹ làm giảm các tác dụng phụ của điều trị đặc hiệu, tư vấn, hỗ trợ về tâm lý xã hội sẽ giúp người bệnh tuân thủ điều trị đặc hiệu tốt hơn.
-    Những người có HIV/AIDS chịu đau khổ do bị kỳ thị, vì họ nhiễm HIV, lao, nghiện ma tuý, mại dâm, tình dục đồng tín,... Việc kỳ thị dẫn đến sự phân biệt đối xử: mất việc làm, gia đình, bạn bè, khách hàng xa lánh, xấu hổ, cô lập về xã hội, nghèo đói, tình trạng không gia đình, rối loạn tâm thần (lo lắng, trầm cảm, tự tử).
-    HIV/AIDS tạo ra những vấn đề phức tạp trong gia đình:
+ Người lao động chính có thể ốm, gây ra những khó khăn tài chính nặng nề.
+ Cả hai bố mẹ có thể ốm, tạo ra những khó khăn cả về tài chính và chăm sóc con
cái
+ Có thể có sự giận dữ, sợ hãi, mặc cảm tội lỗi liên quan đến khả năng lây nhiễm HIV trong gia đình.
+ Nhiều người sống chung với HIV/AIDS sẽ trải qua nhiều sự mất mát của những thành viên trong gia đình hoặc bạn bè do AIDS, có thể gây ra hoặc làm nặng thêm những vấn đề tâm thần như lo lắng và trầm cảm.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Khái niệm chăm sóc giảm nhẹ
  • Nguyên tắc của chăm sóc giảm nhẹ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    PHỐI HỢP CHUYÊN NGÀNH SẢN KHOA VÀ NHI KHOA TRONG CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Hội chứng mệt mỏi mãn tính

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mất ngủ

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    QUẢN LÝ NGOẠI TRÚ BỆNH THẬN MẠN Ở TRẺ EM
    Hướng dẫn chẩn đoán trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
    bài làm 2
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space