Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Khái niệm về tai biến sản khoa

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.1.    Chảy máu sau đẻ
Là tai biến thường xuất hiện vào khoảng 6 giờ sau đẻ, đặc biệt trong 2 giờ đầu. Chảy máu sau đẻ được định nghĩa là lượng máu mất trên 500ml sau khi sổ thai. Đây thường là kết quả do bánh rau không bong, tử cung co kém (đờ tử cung), chảy máu từ vết rách âm đạo – tầng sinh môn, cổ tử cung, chảy máu sau đẻ, vỡ tử cung hoặc rối loạn đông máu, trong đó nguyên nhân do đờ tử cung là hay gặp nhất.
Triệu chứng của chảy máu sau đẻ: sau đẻ máu ra âm đạo nhiều, máu đỏ tươi và máu cục, máu ra nhiều làm sản phụ nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt. Xử trí phải song song vừa hồi sức tích cực vừa tìm nguyên nhân chảy máu để áp dụng các biện pháp cầm máu. Ở tuyến dưới nếu sản phụ bị sốc mất máu thì không được chuyển sản phụ mà phải gọi tuyến trên về hỗ trợ.
1.2.    Nhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn sảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vùng rau bám...)
Nhiễm khuẩn hậu sản có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng, trong đó thể nặng nhất là nhiễm trùng huyết có nguy cơ cao dẫn đến tử vong mẹ.
Triệu chứng: thường sau đẻ >3-4 ngày sản phụ xuất hiện sốt, thể trạng nhiễm trùng, tử cung co kém, sản dịch hôi. Nếu nhiễm trùng huyết thể trạng nhiễm trùng, nhiễm độc, da xanh tái, có thể sốc nhiễm khuẩn. Những trường hợp này cần chuyển tuyến chuyên khoa điều trị, nếu sản phụ đã xuất viện cần nhập viện lại điều trị kịp thời để phòng nhiễm khuẩn nặng lên.
1.3.    Vỡ tử cung
Vỡ tử cung là tai biến nặng nề nhất, có thể gặp trong lúc mang thai hoặc trong chuyển dạ. Đây là tai biến có thể dẫn đến tử vong cả mẹ và con. Nếu cứu được thì cũng có thể dẫn đến nguy cơ mất máu nghiêm trọng, cắt tử cung mẹ và bại não ở con.
Triệu chứng của vỡ tử cung trong lúc có thai thường không có dấu hiệu dọa vỡ, sản phụ thấy đau vùng có sẹo mổ cũ, máu âm đạo ra đỏ tươi, khi máu chảy trong ổ bụng nhiều sẽ có dấu hiệu sốc mất máu, ấn đau khắp bụng, gõ đục vùng thấp, tim thai suy hoặc mất.
Triệu chứng của vỡ tử cung trong chuyển dạ có dấu hiệu dọa vỡ, sản phụ đau dồn dập, cơn co tử cung mau hoặc liên tục, tử cung có hình bầu nậm, cần lấy thia ra ngay
 
giai đoạn này nếu không sẽ vỡ tử cung. Triệu chứng của vỡ tử cung sau dọa vỡ: sản phụ thấy đau chói một cơm sau đó sẽ dịu đi, sản phụ có thể sốc mất máu, triệu chứng giống như vỡ tử cung trong thời kì thai nghén trên.
Nếu đã vỡ tử cung ở tuyến dưới tuyệt đối không được di chuyển người bệnh, phải song song hối sức và mới tuyến trên về can thiệp.
1.4.    Tiền sản giật, sản giật
Tiền sản giật là hội chứng do thai nghén gây nên với sự xuất hiện tăng huyết áp (HA ≥140/90mmHg), Protein niệu dương tính (≥0,3g/l), có hoặc không kèm theo phù.
Những trường hợp tiền sản giật nhẹ nếu không điều trị có thể tiến triển thành tiền sản giật nặng (đau đầu dữ dội, nhìn mờ, đau vùng thượng vị hoặc vùng gan, khó thở, rối loạn ý thức, thiểu niệu hoặc vô niệu do suy thận, suy gan, tiểu cầu giảm, thai chậm tăng trưởng trong tử cung) và thành sản giật.
Sản giật được xác định là khi xuất hiện những cơn co giật và hôn mê, xảy ra trên một người bệnh có hội chứng tiền sản giật nặng. là một cấp cứu sản khoa có thể gây tử vong cho mẹ và thai.
Những trường hợp tiền sản giật nhẹ có thể theo dõi tại tuyến cơ sở, phải theo dõi huyết áp 1 tuần/lần, các dấu hiệu phù, khám lại ngay khi có đau đầu, nhìn mờ, đau thượng vị hoặc mạn sườn phải. Chuyển tuyến trên trong trường hợp có chuyển dạ hoặc bệnh tiến triển nặng lên.
Cấp cứu sản giật đầu tiên phải cố định người bệnh, ngáng miệng để tránh cắn phải lưỡi, hút đờm rãi, thở oxy, đề phòng hoặc cắt cơn giật bằng tiêm tĩnh mạch Diazepam hoặc 4g Magnesulfat nếu có, sau đó thiết lập đường truyền rồi chuyển tuyến trên có nhân viên y tế đi kèm.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Đại cương
  • Khái niệm về tai biến sản khoa
  • Nhận biết nguy cơ tai biến sản khoa
  • phòng ngừa tai biến sản khoa
  • tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Điều trị, quản lý người bệnh tại Đơn vị lọc máu

    1470/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    DOXORUBICIN

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Khám âm đạo phối hợp nắn bụng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    chăm sóc dự phòng
    Viêm da bọng nước
    Mô mềm vùng ngực
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space