Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Đối với các BKLN thường không xác định được nguyên nhân cụ thể mà chỉ có một nhóm yếu tố nguy cơ góp phần làm bệnh phát triển gồm: Yếu tố về hành vi lối sống như hút thuốc lá, lạm dụng rượu, bia, dinh dưỡng không hợp lý và ít hoạt động thể lực. Các yếu tố nguy cơ về hành vi sẽ dẫn tới các biến đổi về sinh lý/chuyển hóa bao gồm: THA, thừa cân béo phì, tăng đường máu và rối loạn lipid máu. Sự gia tăng các yếu tố nguy cơ trên có liên quan với các yếu tố môi trường, kinh tế, xã hội… dưới đây là một số yếu tố nguy cơ chung của các bệnh ung thư, tim mạch, ĐTĐ, bệnh phổi mạn tính:
Bảng 1. Các yếu tố nguy cơ chung của một số bệnh không lây nhiễm thường gặp

Yếu tố nguy cơ của BKLN

Các BKLN chủ yếu

Tim mạch

Đái tháo đường

Ung thư

COPD, HPQ

Hành vi nguy cơ

Hút thuốc lá

X

X

X

X

Dinh dưỡng không hợp lý

X

X

X

 

Ít hoạt động thể lực

X

X

X

 

Yếu tố nguy cơ chuyển hóa

Béo phì

X

X

X

 

Tăng huyết áp

X

X

X

 

Tăng đường huyết

X

X

X

 

Rối loạn lipid máu

X

X

X

 


2.1.    Hút thuốc lá
Việt nam là một trong 15 nước có số người sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới (khoảng gần 16 triệu người). Theo kết quả điều tra năm 2015, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới từ 15 tuổi trở lên chỉ giảm 2,1% so với năm 2010, vẫn còn ở mức 45,3% (2010 là 47,4%). Trong số những người không hút thuốc, có 55,9% số người đang đi làm có tiếp xúc với khói thuốc tại nơi làm việc; tỷ lệ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc tại gia đình là 67,6%. Mỗi năm, sử dụng thuốc là nguyên nhân gây tử vong của hơn
40.000 người Việt nam, tức là khoảng hơn 100 người trong 1 ngày. Con số này sẽ tăng lên thành 70.000 người vào năm 2030.
2.2.    Sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn ở mức có hại
Trong khi mức tiêu thụ của thế giới đang chững lại thì Việt nam là một trong số ít quốc gia có xu hướng gia tăng nhanh về mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người. Theo số liệu quy hoạch ngành rượu bia, nước giải khát, mức tiêu thụ rượu, bia bình quân đầu người (trên 15 tuổi) quy đổi theo rượu nguyên chất đã tăng 300% sau 10 năm từ 2001 đến 2010. Theo ước tính của WHO, năm 2010 mức tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người của Việt nam đã ở mức 6,6 lít, cao hơn mức trung bình của thế giới. Việt nam luôn nằm trong nhóm các quốc gia có mức tăng trưởng tiêu thụ bia hàng năm cao nhất, mức tăng trưởng tiêu thụ bia năm 2011 so với năm 2010 cao nhất thế giới, với 14,8%.
Đặc biệt, tình trạng sử dụng rượu, bia ở mức có hại ở nam giới và tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở vị thành niên, thanh niên và nữ giới đang tăng nhanh và hiện ở mức cao. Theo điều tra năm 2010-2015 trong nhóm tuổi 25-64, tỷ lệ nam giới có uống ít nhất 5 đơn vị rượu/ bia trong 1 ngày bất kỳ trong tuần vừa qua chiếm 25,2% .
2.3.    Dinh dưỡng không hợp lý
Dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa xuất hiện các bệnh mạn tính không lây.
Theo kết quả điều tra STePS (STEP wise approach to Surveillance) năm 2015, tỷ lệ ăn ít rau/trái cây là 57,2% (63,1% ở nam giới; 51,4% ở nữ). Tỷ lệ người luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biên sẵn có nhiều muối là 10,0% (ở nam là 11,8%; nữ là 8,2%).
2.4.    Ít hoạt động thể lực
Lợi ích của hoạt động thể lực với sức khỏe sẽ tăng thêm tùy thuộc vào thời gian, cường độ, mức độ thường xuyên của hoạt động thể lực. Muốn phòng được bệnh mạn tính không lây người trưởng thành cần có ít nhất 150 phút hoạt động thể lực trung bình/tuần. Trẻ em và thanh thiếu niên nên có hoạt động thể lực ít nhất 60 phút/ngày.
Kết quả điều tra STEPS năm 2015, tỷ lệ người trưởng thành ít vận động thể lực là 28,1% (nam giới 20,2%; nữ giới 35,7%); trong đó tỷ lệ ít hoạt động thể lực ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Điều tra gần đây của tổ chức Heath Bridge Canada trên 3.600 người dân Hà nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có đến 34% người không tham gia bất kỳ hoạt động thể thao nào với các nguyên nhân chủ yếu là không có thời gian (84%), ngại dậy sớm, ngại vận động (9%) và thiếu phương tiện, địa điểm tập luyện (2%).
2.5.    Tăng huyết áp
Tại Việt nam, tỷ lệ mắc THA đang gia tăng một cách nhanh chóng. Theo thống kê, năm 1960, tỷ lệ THA ở người trưởng thành phía bắc Việt nam chỉ là 1% và hơn 30 năm sau (1992) theo điều tra trên toàn quốc của Trần Đỗ Trinh và cộng sự thì tỷ lệ này đã 11,2%, tăng lên hơn 11 lần. Kết quả điều tra của Chương trình phòng, chống bệnh tim mạch quốc gia cho thấy tỷ lệ THA ở nhóm người từ 25 tuổi trở lên là 25,1% năm 2008 và 47,3% năm 2015.
2.6.    Thừa cân, béo phì
Ở Việt nam, theo Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000 và Tổng điều tra thừa cân béo phì ở người trưởng thành 25-64 tuổi năm 2005 do Viện dinh dưỡng tiến hành cho thấy trong thời gian 5 năm, tỷ lệ thừa cân, béo phì (BMi ≥25) và béo phì (BMi ≥30) tăng gấp 2 lần tương ứng từ 3,5% và 0,2% (2000) lên 6,6% và 0,4% (2005). Tỷ lệ thừa cân-béo phì năm 2005 cao hơn so với năm 2000 ở cả khu vực thành thị (15,3% so với 10,8%) và nông thôn (5,3% so với 3,0%), tỷ lệ này ở thành thị luôn cao hơn nông thôn ở cả hai thời điểm. nếu xét theo vùng sinh thái thì tỷ lệ thừa cân, béo phì thấp nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (1,9% lên 3,3%) và vùng núi Đông Bắc Bộ (0,9% lên 3,1%); cao nhất ở vùng Đông nam Bộ (từ 8,7% lên 15,2%) và Đồng bằng sông Cửu Long (7,4% lên 10,3%). Nếu sử dụng ngưỡng phân loại BMI khuyến nghị cho người Châu Á (BMi ≥ 23) thì tỷ lệ thừa cân-béo phì tăng từ 11,7% lên 16,3%, trong đó khu vực thành thị tăng từ 24,5% lên 32,4% và ở khu vực nông thôn tăng từ 9,3% lên 13,8% trong giai đoạn 2000-2005. Năm 2010, kết quả điều tra STEPS cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì ở người độ tuổi 25-64 là 26,9%, trong đó tỷ lệ ở thành thị và nông thôn tương ứng là 35,7% và 23%.
2.7.    Tăng cholesterol máu
Ở người trưởng thành Việt nam, theo kết quả điều tra STEPS 2015, tỷ lệ tăng cholesterol (>5,0mmol/L) là 30,2%; trong đó tỷ lệ ở nam giới và nữ giới tương ứng là 25,2% và 35,0%.
2.8.    Tăng đường máu
Theo STEPS 2015, tỉ lệ ĐTĐ tại Việt Nam hiện vào khoảng 3%, tương đương
3,5 triệu người. Tỉ lệ rối loạn đường huyết lúc đói là 3,6%
 

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • tổng quan bệnh không lây nhiễm
  • Yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm
  • Quản lí bệnh không lây nhiễm theo nguyên lí YHGĐ
  • Tài liệu tham khảo
  • Tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Viêm cơ bì

    75/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bệnh động mạch chi trên do xơ vữa

    2475/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Quy trình quản lí sức khỏe trong y học gia đình

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hướng dẫn kỹ thuật Các can thiệp dự phòng hiv, viêm gan b và giang mai lây truyền từ mẹ sang con
    Bệnh thoái hóa cột sống cổ
    Nội tiết
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space