Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Các bước lập kế hoạch truyền thông-giáo dục sức khỏe

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Việc xây dựng kế hoạch TT-GDSK gắn với chương trình mục tiêu ngày nay đang được áp dụng rộng rãi vì nó mang lại hiệu quả thiết thực như tập trung mọi nguồn lực để sử dụng một cách thích đáng nhằm thực hiện dứt điểm từng mục tiêu ưu tiên trong hệ thống các mục tiêu đã được chọn ra.
Bước 1: Thu thập thông tin, xác định vấn đề sức khỏe cần giáo dục:
Vấn đề sức khỏe ở đây có thể là tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm cao, tỷ lệ biến chứng và tử vong do bệnh không lây nhiễm có xu hướng gia tăng…
Để thu thập những thông tin này, có thể dùng một số phương pháp sau:
-    Nói chuyện với các đại diện của chính quyền địa phương, đại diện của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức và đoàn thể quần chúng
-    Quan sát: Quan sát cẩn thận, kỹ càng. Phải có kế hoạch quan sát những gì? Quan sát thế nào? Quan sát khi nào? Có thể sử dụng cách quan sát toàn diện và chính xác thông qua các giác quan.
-    Tổ chức diễn đàn tại cộng đồng: phỏng vấn để thu thập thông tin bao quát các vấn đề, thông qua đó để cán bộ y tế nhìn nhận thực trạng đang xảy ra trong cộng đồng và có thể xác định được những người có quan tâm và tự nguyện tham gia vào chương trình GDSK.
-    Sử dụng thông tin từ các nghiên cứu và những sổ sách, báo cáo đang có sẵn tại địa phương mình để xác định gánh nặng bệnh tật của cộng đồng.
Ví dụ: Với các bệnh mạn tính không lây cần thông qua tất cả các kênh có thể lấy được thông tin được như lãnh đạo địa phương, các tổ chức, nói chuyện với người dân, các báo cáo chuyên môn, kết quả nghiên cứu và quan sát để có bức tranh toàn cảnh nhất về thực trạng các bệnh đó tại cộng đồng.
Bước 2. Chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên cần giáo dục sức khỏe:
 
Cùng một lúc không thể đặt kế hoạch giải quyết được tất cả các vấn đề sức khỏe vừa phát hiện mà phải lựa chọn xem vấn đề nào có tính cấp bách, có tầm quan trọng hàng đầu, do đó phải xếp loại các vấn đề ưu tiên để giải quyết. Việc lựa chọn ưu tiên phải có quan điểm hiện thực. Trong “Giáo dục sức khỏe ” WHO (1998) đã đưa ra 4 vấn đề để xét chọn ưu tiên trên cơ sở đó Việt Nam đã vận dụng. Để xác định các vấn đề sức khoẻ ưu tiên người ta dựa vào các tiêu chí sau đây:
-    Mức độ phổ biến: dựa vào chỉ số mới mắc và chỉ số hiện mắc
-    Mức độ trầm trọng: dựa chủ yếu vào tỷ suất mắc bệnh và tỷ suất chết của từng loại bệnh theo lứa tuổi.
-    Mức độ quan tâm của nhiều người trong cộng đồng: vấn đề được chọn ưu tiên phải là vấn đề mà có nhiều người trong cộng đồng chấp nhận, có như vậy mới có khả năng huy động được nhiều người tham gia giải quyết.
-    Có khả năng giải quyết được: các điều kiện hậu cần sẵn có, dễ thực hiện và vấn đề nằm trong chủ trương, công tác y tế của địa phương
Sau đó tính điểm để chọn ưu tiên: dùng 4 mức điểm 0,1,2,3 để cho điểm mỗi tiêu chuẩn. Vấn đề sức khỏe nào có tổng số điểm cao nhất thì được ưu tiên số một rồi đến các vấn đề sức khỏe có tổng số điểm thấp dần
Bước 3. Xác định đối tượng và mục tiêu giáo dục sức khỏe.
Trong giáo dục sức khỏe, xác định đối tượng truyền thông phụ thuộc vào vấn đề cần giáo dục, đó chủ yếu là các đối tượng nguy cơ cao.
Ví dụ: Tăng huyết áp là bệnh hay gặp ở người cao tuổi, do đó đối tượng được tư vấn khám sàng lọc thường là những người có nguy cơ như >65 tuổi đối với nam, >55 tuổi đối với nữ hoặc đối tượng sàng lọc của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm: Người mắc hen phế quản không được kiểm soát, người hút thuốc lá, thuốc lào, người thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất, người bị nhiễm trùng đường hô hấp tái diễn nhiều lần…
Các mục tiêu GDSK: vì các hành vi của con người ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân họ và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, có một số hoạt động mà cộng đồng và các thành viên phải thực hiện để giải quyết được vấn đề sức khỏe của chính họ. Những hoạt động như vậy được gọi là mục tiêu giáo dục của một chương trình. Ví dụ mục tiêu giáo dục đối với chương trình phòng chống đái tháo đường là tăng cường:
-    Tỷ lệ người dân thực hiện chế độ ăn, lối sống lành mạnh để phòng bệnh
-    Tỷ lệ đối tượng nguy cơ cao đi khám sàng lọc để phát hiện bệnh sớm
-    Tỷ lệ người mắc đái tháo đường biết cách sử dụng thuốc và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để phòng tránh các biến chứng do bệnh
-    Tỷ lệ người mắc bệnh được điều trị và không có biến chứng Một mục tiêu GDSK cụ thể bao gồm:
-    Một hành động hay việc làm cụ thể phải hoàn thành
-    Một đối tượng nhân dân được hưởng thụ thành quả của hành động đó mang lại (đối tượng đích)
-    Một mức độ hoàn thành mong muốn đối tượng đạt được
-    Các điều kiện cần thiết cho việc hoàn thành đó: thời gian dự kiến, địa điểm tiến hành các điều kiện phương tiện vật chất.
Một mục tiêu GDSK có thể chỉ nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ hoặc kỹ năng hoặc thay đổi cả 3 mặt đó ví dụ:
-    Trong 6 tháng đầu năm 2020, giải thích cho tất cả phụ nữ trong xã A hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc khám sàng lọc Ung thư vú
-    Trong quý I năm 2020, hướng dẫn cho tất cả phụ nữ trong xã A biết cách tự khám vú tại nhà
-    Kết thúc năm 2020, thuyết phục 75% phụ nữ xã A quan tâm đến các biện pháp phòng bệnh Ung thư vú
Bước 4: Xác định nội dung giáo dục sức khỏe.
Nội dung GDSK cần phù hợp với mục tiêu và đối tượng giáo dục, chú ý tới trình độ nhận thức, khả năng thực hành của họ, cũng như phong tục tập quán, truyền thống và các chuẩn mực ở địa phương. Khi xác định nội dung trên nên cân nhắc xem với đối tượng GDSK thì nội dung nào phải biết, nội dung nào cần biết và nội dung nào nên biết.
 
Bươc 5: Xác định nguồn lực, phương tiện, phương pháp giáo dục sức khỏe.
Cần tìm hiểu khả năng và sở trường của từng thành viên để phân công xem ai sẽ đảm nhiệm GDSK cho đối tượng nào thì đạt kết quả tốt hơn. Có khả năng huy động thêm ai hỗ trợ cho chương trình.
Cần xem xét sẽ sử dụng những phương tiện nào, những phương tiện đó lấy ở đâu, có khả năng huy động được không? nếu không sẽ phải thay thế ra sao?
Nguồn kinh phí để đáp ứng các yêu cầu sẽ lấy ở đâu, hiện có bao nhiêu, sẽ huy động ở nguồn nào, khả năng hiện thực ra sao. Tất cả đều phải tính toán, cân đối sao cho có thể đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Bước 6: Thử nghiệm các phương pháp và phương tiện giáo dục sức khỏe: để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các hoạt động
Bước 7: Xây dựng chương trình hoạt động giáo dục sức khỏe cụ thể.
Sau khi đã xác định các hoạt động cần sắp xếp bảo đảm sao cho chúng phát triển và bổ sung cho nhau từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một cách lôgic và hợp lý, theo bảng sau:

Các                 hoạt động

Ai sẽ làm

Khi nào làm

Ở đâu

Phương tiện và phương pháp

Kinh phí

 

 

 

 

 

 

Lịch hoạt động dự kiến:
-    Cột dọc ghi các hoạt động và việc làm cụ thể
-    Cột ngang ghi thời gian dự kiến tiến hành, người thực hiện...
Căn cứ vào bảng trên, tiến hành triển khai thực hiện các hoạt động theo kế hoạch dự kiến. Như vậy, bảng trên vừa là công cụ để lập kế hoạch vừa là công cụ để đánh giá cụ thể tiến trình thực hiện. Nếu như có kế hoạch đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ thì sử dụng bảng sau:

 

Đối tượng

 

Mục tiêu

Nội dung? Ai dạy?

Khi nào?

Bao lâu?

 

Ở đâu?

 

Kinh phí

 

 

 

 

 

 

 

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Các điểm cần chú ý khi lập kế hoạch truyền thông-giáo dục sức khỏe
  • Các bước lập kế hoạch truyền thông-giáo dục sức khỏe
  • Lập kế hoạch đánh giá chương trình giáo dục sức khỏe
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tăng đường huyết sơ sinh

    3312/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đánh giá chăm sóc giảm nhẹ

    183/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Một số cách phân loại đau bụng cấp

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Quy trình điều trị u mềm treo bằng đốt điện
    Quản lí chuyển dạ
    Bác sĩ gia đình và dự phòng – tầm soát
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space