Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Quản lí yếu tố nguy cơ sức khoẻ

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

2.1    Nguyên tắc quản lí yếu tố nguy cơ sức khỏe
Quản lí yếu tố nguy cơ sức khỏe phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
-    Phát hiện, đánh giá yếu tố nguy cơ: cán bộ y tế cần chỉ ra cho người bệnh biết họ có những yếu tố nguy cơ sức khỏe nào và mức độ của nguy cơ đó (nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình, nguy cơ cao).
 
-    Tư vấn, giáo dục cho người bệnh về nguy cơ gây bệnh: Giải thích cho người bệnh biết về khả gây ra các bệnh lý của yếu tố nguy cơ mà họ đang có (kể cả những người đã loại bỏ được yếu tố nguy cơ).
-    Tư vấn can thiệp: Tư vấn cho người bệnh làm thế nào để họ có thể loại bỏ hoặc giảm yếu tố nguy cơ.
-    Hỗ trợ, giám sát quá trình can thiệp kiểm soát yếu tố nguy cơ của người bệnh.
-    Thúc đẩy cải thiện các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe theo hướng tích cực (tốt cho sức khỏe): vận động chính sách, gia đình, cộng đồng,…
-    Sàng lọc phát hiện sớm các bệnh liên quan đến yếu tố nguy cơ.
2.2.    Nội dung quản lí một số yếu tố nguy cơ sức khỏe
Phần lớn các yếu tố nguy cơ sức khỏe muốn quản lí được đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, hoặc của cả cộng đồng, ví dụ: yếu tố nguy cơ ô nhiễm không khí, môi trường, nước bẩn.... Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi cá nhân có thể quản lí được với sự quyết tâm của cá thể cùng với sự hướng dẫn, hỗ trợ, can thiệp của cán bộ y tế.
Hầu hết các bệnh không lây là hậu quả của bốn yếu tố nguy cơ chính liên quan đến hành vi (sử dụng thuốc lá, ít vận động, thừa sân/béo phì và việc sử dụng có hại của rượu). Chính vì vậy, quản lí yếu tố nguy cơ là biện pháp quan trọng để dự phòng các bệnh mạn tính.
2.2.1    Quản lí yếu tố thừa cân béo phì
2.2.1.1    Phát hiện thừa cân, béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa: thừa cân, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Thừa cân, béo phì được tính theo chỉ số khối cơ thể (BMI):
BMI = Trọng lượng cơ thể (kg)/chiều cao (m)2
Tiêu chuẩn của Hiệp hội đái tháo đường Đông Nam Á năm 2001:
+ Thiếu cân: BMI <18,5
+ Bình thường: BMI từ 18,5 - 22,9
+ Thừa cân: BMI từ 23 - 24,9
+ Béo phì độ I: BMI từ 25 - 29,9
+ Béo phì độ II: BMI ≥30
2.2.1.2    Nguy cơ gây bệnh của thừa cân/béo phì
 
 

2.2.1.3. Tư vấn, giáo dục giảm cân
-    Lượng calo ăn vào cân bằng lượng calo tiêu thụ
-    Chế độ ăn ít calo (nhu cầu 1 ngày khoảng 2000 - 2500 Kcalo đối với 1 người bình
thường, nặng 50 kg)
-    Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều lipid như mỡ, bơ, dầu thực vật, hạt có dầu.    ;
-    Chọn thực phẩm ít calo như rau, quả, một số loại củ.
-    Hoạt động thể lực: Có vai trò tiêu thụ calo, giúp giảm cân.
-    Dùng thuốc: gây cảm giác no, hạn chế thèm ăn
2.2.2    Quản lí yếu tố ít hoạt động thể lực
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: hoạt động thể lực là bất kỳ chuyển động nào được thực hiện bởi cơ xương gây ra tăng tiêu thụ năng lượng. Hoạt động thể lực bao gồm: lao động hằng ngày, hoạt động thể chất, giải trí, tập thể dục. Tư vấn, giáo dục về hoạt động thể lực bao gồm:
2.2.2.1    Lợi ích hoạt động thể lực:
 
Thể lực tốt hơn (cơ bắp, cơ tim, sức mạnh của xương)
Tạo sức bền bỉ
Kiểm soát tốt hơn về trọng lượng
Giảm nguy cơ loãng xương và viêm khớp
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (giảm huyết áp, mỡ máu) Giảm mắc bệnh động mạch vành
Giảm nguy cơ một số ung thư
Giảm căng thẳng và tăng sự tự tin
Tăng mức năng lượng và cảm giác khỏe khoắn Cải thiện chất lượng cuộc sống
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Cải thiện sự nhạy cảm insulin và vì vậy kiểm soát đường huyết tốt hơn Làm tăng việc sử dụng glucose
Làm giảm sự sản sinh glucose từ gan
2.2.2.2    Mức độ hoạt động thể lực:
Hoạt động thể lực nhẹ: Đi bộ, dọn nhà, chơi Golf, đi săn... 1 phút hoạt động thể lực nhẹ tiêu thụ 4 kcalo.
Hoạt động thể lực trung bình: Giải trí các môn xe đạp, chạy, bơi, tenis, Joking…1 phút hoạt động thể lực trung bình tiêu thụ 8 kcalo.
Hoạt động thể lực nặng: Chuyên nghiệp các môn xe đạp, chạy, bơi, tenis, Joking…1
phút hoạt động thể lực nặng tiêu thụ 16 kcalo.
Nhịp tim khi khi hoạt động thể lực nên được duy trì từ 60 đến 85% nhịp tim tối đa. Người không chuyên nghiệp chỉ nên giữ cho nhịp tim đạt 60% tối đa, 70% cho người đã quen luyện tập và 85% cho những chuyên gia thể thao. Nhịp tim tối đa khi hoạt động thể lực/1 phút = 220 - độ tuổi (năm)
Ví dụ: 220-55 (tuổi) = 165 nhịp/1 phút.
2.2.2.3    Thời gian hoạt động thể lực
Tổ chức y tế thế giới (2018) khuyến cáo thời gian hoạt động thể lực nên ít nhất 150phút/tuần, đều đặn trong các ngày. Mức độ hoạt động thể lực phụ thuộc vào nhu cầu giảm calo, độ tuổi và tình trạng bệnh của từng cá thể.
2.2.2.4    Đối tượng cần hoạt động thể lực:
Tất cả mọi người đều cần phải hoạt động thể lực, trừ một số trường hợp bệnh lý nặng. Trẻ em cần hoạt động thể lực nhiều hơn.
2.2.3    Quản lí yếu tố hút thuốc lá
2.2.3.1    Nguy cơ gây bệnh của thuốc lá
Theo báo cáo của WHO, hút thuốc lá có thể gây ra 23 bệnh lý liên quan, trong đó đáng
kể nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các loại ung thư và bệnh tim mạch.
 
2.2.3.2    Tư vấn cai thuốc lá
a/ Giai đoạn “có ý định” – “chuẩn bị” Phân tích “lợi – hại” của hút/cai thuốc lá
So sánh: “ích lợi” của cai thuốc nhiều hơn “ích lợi” của hút thuốc; “tác hại” của hút thuốc nhiều hơn “tác hại” của cai thuốc
Tạo môi trường thuận lợi cho cai thuốc lá: hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ của người thân
 
b/ Giai đoạn cai: Giải pháp cho các tình huống như sau

 

TÌNH HUỐNG

GIẢI PHÁP

 

1

 

Ham     muốn              hút thuốc lá đột ngột

Uống một ly nước mát.

Đi bộ một vòng.

Hít thở thật sâu ba lần.

 

2

Thèm thuốc lá khi thấy    người            khác

hút thuốc

Tránh đi đến những nơi có nhiều người hút thuốc Nói

trước     với     bạn     bè     về     chuyện    cai     thuốc    lá. Tìm cách lánh khỏi nơi có nhiều người hút thuốc

 

3

Thèm hút thuốc lá khi uống cà phê, sau ăn cơm

Thay đổi địa điểm, thời gian, bạn bè cùng uống cà phê. Uống cà phê nhanh thay vì uống cả 30 phút.

Ăn cơm xong đứng lên nhanh đi chải răng.

 

4

Quá khó chịu khi cai thuốc lá vì hội

chứng cai nghiện

Bác sỹ có thể kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc hỗ trợ    cai    thuốc    lá    (nicotin    thay    thế,         bupropion,

varenicline) và thuốc chống lo âu trầm cảm.

c/ Thuốc hỗ trợ cai thuốc lá:
-    Nicotine thay thế
•    Chống chỉ định tương đối ở người bệnh tim mạch có nguy cơ cao (vừa mới bị nhồi máu cơ tim cấp).
•    Các dạng thuốc: dạng xịt mũi, họng, viên ngậm, viên nhai, miếng dán da.
•    Thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào mức độ nghiện thuốc lá (mức độ phụ thuộc nicotine): thông thường từ 2-4 tháng, có thể kéo dài hơn.
•    Tác dụng phụ: gây kích ứng da khi dán, khi uống có thể gây khô miệng, nấc, khó tiêu...
-    Bupropion: tác dụng tăng cường phóng thích noradrenergic và dopaminergic ở hệ thần kinh trung ương giúp làm giảm ham muốn hút thuốc.
•    Không dùng cho người bệnh động kinh, rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi ăn
uống, dùng thuốc nhóm IMAO, đang điều trị cai nghiện rượu, suy gan nặng.
•    Thời gian điều trị 7 - 9 tuần, có thể kéo dài 6 tháng.
•    Liều cố định không vượt quá 300 mg/ngày:
o    Tuần đầu: 150 mg/ngày uống buổi sáng;
o    Từ tuần 2 - 9: 300mg/ngày chia 2 lần.
•    Tác dụng phụ: mất ngủ, khô miệng, nhức đầu, kích động, co giật.
-    Varenicline: có tác dụng giảm triệu chứng khi cai thuốc lá và giảm sảng khoái khi hút thuốc.
•    Chống  chỉ  định  tương  đối  khi  suy thận  nặng  (thanh  thải  Creatinine
< 30ml/phút).
•    Thời gian điều trị 12 tuần, có thể kéo dài đến 6 tháng.
 
•    Liều điều trị:
    Ngày 1 đến 3: 0,5mg/ngày uống buổi sáng;
    Ngày 4 đến 7: 1mg/ngày chia 2 lần sáng-chiều;
    Tuần 2 đến 12: 2mg/ngày chia 2 lần sáng-chiều.
•    Tác dụng phụ: buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, ác mộng, trầm cảm, thay đổi hành vi.
2.2.3.3    Đối phó với việc tăng cân khi cai thuốc lá
-    2/3 người cai thuốc lá tăng cân trong đó mức tăng cân trung bình là 2,8 kg ở nam và 3,8 kg ở nữ (nghiên cứu William). Nicotin có trong thuốc lá làm tăng tiêu thụ năng lượng dẫn đến gầy, khi cai thuốc lá có hiện tượng ngược lại.
-    Can thiệp: Chế độ ăn và hoạt động thể lực
2.2.4    Quản lí yếu tố uống nhiều rượu, bia
2.2.4.1    Nguy cơ gây bệnh của rượu
Thông cáo báo chí của WHO: năm 2016, lạm dụng rượu đã dẫn đến hơn 3 triệu ca tử vong, tương đương với 1 trường hợp tử vong trên 20 người ở đàn ông. Lạm dụng rượu chiếm hơn 5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Rượu gây ra các bệnh về hệ thần kinh; bệnh gan (viêm gan, xơ gan, suy gan); viêm tụy (cấp tính hoặc tính); nội tiết (đái tháo đường); bệnh tim mạch (tăng huyết áp, suy tim); tiêu hóa (viêm dạ dầy, xuất huyết tiêu hóa)… Ngoài ra, lạm dụng rượu còn gây ra bạo lực, chấn thương, các vấn đề sức khỏe tâm thần và các bệnh ung thư và đột quỵ.
2.2.4.2    Tư vấn về uống rượu:
Hướng dẫn uống rượu giới hạn hợp lý ở một số quốc gia:
 

4.2.4.3 Phát hiện hội chứng ngưng rượu:
 

 

Nước

 

Số gam cồn

/1 đơn vị cồn chuẩn

Khuyến nghị cho

nam giới người lớn (đcv= đơn vị cồn)

Khuyến nghị cho Nữ giới người lớn

Úc

10

2 đvc /ngày (20 g/ngày)

2 đvc /ngày (20 g/ngày)

Áo

8

24 g/ ngày (3 đvc)

16 g/ngày

Bulgaria

15

< 20 mL = 16 g/ngày

< 10 mL = 8 g/ngày

Canada

13.6

2 đvc/ngày (27.2 g) cho tới

14 đvc/tuần (190.4 g/tuần)

2 đvc/ngày (27.2 g) cho tới 9

đvc/tuân (122.4 g/tuàn)

Đan Mạch

12

21 đvc/ tuần (252 g/tuần)

14 đvc/ tuần (168g)

Pháp

10

3 đvc/ngày (30 g/ngày)

2 đvc/ngày (20 g/d)

Anh

8

3–4    đvc/    ngày     (24–32 g/ngày)

2–3 đvc/ngày (16–24 g/ngày)

Do nồng độ cồn trong máu giảm. Các triệu chứng thường bắt đầu sau khi uống lần cuối 6 giờ (sáng ngủ dậy phải uống rượu), rõ rệt nhất là 24 đến 72 giờ, và cải thiện sau bảy ngày:
Lo lắng, run rẩy, đổ mồ hôi, nôn, nhịp tim nhanh, và sốt nhẹ.
Kích động, loạn thần, la hét, hoang tưởng, ảo tưởng, động kinh
4.2.4.4. Điều trị hội chứng ngưng rượu: Các thuốc benzodiazepine
Vitamin nhóm B và PP Thuốc chống co giật
Ngăn ngừa việc uống rượu thêm

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Yếu tố nguy cơ sức khỏe
  • Quản lí yếu tố nguy cơ sức khoẻ
  • Tài liệu tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Vấn đề hạ đường huyết

    5481/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tiêu chuẩn khỏi bệnh

    1385/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Kết luận

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật về thần kinh, tâm thần
    Tham khảo
    Các vấn đề tham vấn
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space