Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Thực trạng của hệ thống y tế và sự cần thiết đổi mới

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của người dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn trong công tác CSSK, mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế cũng bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế và hàng loạt vấn đề cần được giải quyết, đổi mới:
    Sự mất cân đối của hệ thống cung ứng dịch vụ y tế:
    Quá tải ở tuyến trên, dưới tải ở tuyến dưới;
    Mất cân đối giữa lĩnh vực y tế dự phòng và điều trị;
    Mất cân đối giữa dịch vụ CSSKBĐ với dịch vụ bệnh viện (chăm sóc chuyên
khoa);
 
    Mất cân đối trong phân bổ nguồn lực giữa tuyến trên và y tế cơ sở;
    Mất cân đối trong phân bổ nhân lực y tế giữa khu vực thành thị và nông thôn,…
    Sự phân mảnh trong tổ chức cung ứng dịch vụ, chưa thực hiện tốt chăm sóc phối hợp, lồng ghép, liên tục:
    Các cơ sở thực hiện CSSK hoạt động khá độc lập và tập trung nhiều vào điều trị cho các cá nhân tại cơ sở y tế hơn là chăm sóc, nâng cao sức khỏe, quản lí và theo dõi tại cộng đồng;
    Thiếu sự chia sẻ thông tin giữa các cơ sở y tế; hệ thống chuyển tuyến còn bất cập, thiếu điều kiện cần thiết để chia sẻ thông tin về người bệnh giữa các tuyến và các cơ sở y tế.
    Hiệu suất của cả hệ thống chưa cao:
    Công tác CSSKBĐ và mạng lưới y tế cơ sở là các yếu tố mang lại hiệu quả - chi
phí cao đối với cả hệ thống chưa được phát triển đúng mức;
    CSSK ngoài cơ sở y tế (tại cộng đồng và gia đình) chưa được chú trọng;
    Sử dụng quá ít dịch vụ ngoại trú tại y tế tuyến cơ sở;
    Còn tỷ lệ nhập viện không cần thiết,… gây lãng phí (theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nhập viện không cần thiết tại Việt Nam khoảng 20%);
    Hiệu suất sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất) chưa cao.
    Năng lực cung ứng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở còn hạn chế, chất lượng dịch vụ thấp và chưa được người dân tin cậy:
    Tỷ lệ xử trí đúng các bệnh thường gặp tại YTCS chưa cao;
    Nhân lực y tế ở tuyến cơ sở chưa bảo đảm về số lượng và chất lượng. Nhiều địa bàn khó thu hút nhân lực y tế ở tuyến y tế cơ sở, nhất là khu vực nông thôn và miền núi;
    Việc quản lí các bệnh không lây nhiễm chưa được triển khai hiệu quả ở trạm y tế xã;
    Quản lí chất lượng và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật từ tuyến trên chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.
    Tính công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế còn hạn chế:
    Có sự chênh lệch rõ rệt về mức độ tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế giữa các nhóm mức sống;
    Tỷ trọng chi từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế còn cao.
- Việc cập nhật thông tin y tế, đào tạo liên tục cho cán bộ y tế tuyến cơ sở: Hiện nay, tại tuyến y tế cơ sở với yêu cầu khám chữa bệnh đa khoa, thực hiện công tác phòng bệnh, nâng cao sức khỏe. Việc phát triển chuyên ngành YHGĐ sẽ góp phần bổ sung số lượng cán bộ y tế có trình độ lâm sàng đa khoa, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân đặc biệt là nhóm người nghèo và góp phần giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên. Đây là yêu cầu cấp bách, là một giải pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng công tác CSSKBĐ ở tuyến y tế cơ sở.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Chủ trương của Đảng và Chính phủ đối với công tác chăm sóc sức khỏe
  • Sự thay đổi của mô hình bệnh tật và nhu cầu chăm sóc sức khỏe
  • Thực trạng của hệ thống y tế và sự cần thiết đổi mới
  • Quá trình phát triển chuyên ngành Y học gia đình tại Việt Nam
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Sử dụng hợp lý thuốc kháng virus

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tình huống 2

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    câu hỏi ôn tập

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    trả lời câu hỏi
    Quản lý bệnh mạn tính
    Da bị bong vẩy vì lý do gì?
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space