Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị cụ thể

(Tham khảo chính: 5186/QĐ-BYT )

Đối với bệnh nhân người lớn và vị thành niên

 

Phác đồ ưu tiên

Phác đồ thay thế

Giang mai sớm (≤ 2 năm)

Benzathin penicillin 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu, liều duy nhất

 

Trong trường hợp không có benzathin penicillin, thay thế bằng phác đồ sau:

- Procain penicillin 1,2 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu, 1 lần/ngày, trong 10-14 ngày.

Nếu không có procain penicillin hoặc bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin → lựa chọn một trong các phác đồ sau:

- Doxycyclin 100mg, uống 2 lần/ ngày, trong 14 ngày;

- Ceftriaxon 1g, tiêm bắp sâu, 1 lần/ ngày, trong 10-14 ngày;

- Azithromycin 2g, uống liều duy nhất.

Giang mai muộn (>2 năm hoặc không rõ thời gian mắc)

Benzathin penicillin 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu, 1 lần/ tuần trong 3 tuần liên tiếp, thời gian giữa 2 lần tiêm không quá 14 ngày

 

Trong trường hợp không có benzathin penicillin, thay thế bằng phác đồ sau:

- Procain penicillin 1,2 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu, 1 lần/ngày, trong 20 ngày.

Nếu không có procain penicillin hoặc bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin → lựa chọn phác đồ sau:

- Doxycyclin 100mg, uống 2 lần/ ngày, trong 30 ngày

3.2.2. Các trường hợp đặc biệt

a) Phụ nữ có thai

 

Phác đồ ưu tiên

Phác đồ thay thế

Giang mai sớm (≤2 năm)

Benzathin penicillin 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu, liều duy nhất

 

Nếu không có benzathin penicillin, có thể thay bằng các phác đồ sau:

- Procain penicillin 1,2 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu, 1 lần/ngày, trong 10 ngày

Nếu không có procain penicillin hoặc bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin → lựa chọn một trong các phác đồ sau:

- Erythromycin 500mg, uống 4 lần/ ngày, trong 14 ngày

- Ceftriaxon 1g, tiêm bắp sâu, 1 lần/ ngày, trong 10-14 ngày

- Azithromycin 2g, uống liều duy nhất

Giang mai muộn (> 2 năm hoặc không biết chính xác thời gian mắc)

 

Benzathin penicillin 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu, 1 lần/ tuần trong 3 tuần liên tiếp, thời gian giữa 2 lần tiêm không quá 14 ngày

 

Nếu không có benzathin penicillin, có thể thay bằng các phác đồ sau:

- Procain penicillin 1,2 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu, 1 lần/ngày, trong 20 ngày.

Nếu không có procain penicillin hoặc bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin → lựa chọn phác đồ sau:

- Erythromycin 500mg, uống 4 lần/ ngày, trong 30 ngày

Lưu ý:

- Erythromycin, azithromycin là những thuốc không đi qua nhau thai nên trẻ có mẹ giang mai mới sinh ra cần được điều trị ngay theo phác đồ dưới đây.

- Doxycyclin chống chỉ định cho phụ nữ mang thai vì có thể gây ra biến chứng bất lợi nghiêm trọng cho thai nhi.

b) Giang mai bẩm sinh

- Chỉ định điều trị:

+ Giang mai bẩm sinh được chẩn đoán xác định.

+ Trẻ sơ sinh không có biểu hiện lâm sàng, nhưng có mẹ bị giang mai chưa được điều trị hoặc điều trị chưa đầy đủ hoặc điều trị muộn (trong vòng 30 ngày trước khi sinh) hoặc điều trị với phác đồ không dùng penicillin, không theo hướng dẫn điều trị cho phụ nữ mang thai ở mục 3.2.2.

- Phác đồ điều trị: lựa chọn một trong các phác đồ sau

+ Benzyl penicillin 100.000 – 150.000 đơn vị/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm trong 10-15 ngày

+ Procain penicillin 50.000 đơn vị /kg/ngày, tiêm bắp 10-15 ngày.

Nên ưu tiên dùng phác đồ benzyl penicillin hơn phác đồ procain penicillin nếu có thể tiêm tĩnh mạch.

- Trẻ sơ sinh không có triệu chứng lâm sàng và mẹ đã được điều trị giang mai đầy đủ, không có dấu hiệu tái nhiễm, chỉ cần theo dõi chặt chẽ. Nguy cơ lây truyền giang mai từ mẹ sang con phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm hiệu giá kháng thể xét nghiệm không đặc hiệu của mẹ (ví dụ: RPR), thời gian điều trị và giai đoạn bệnh của mẹ. Nếu cần điều trị, sử dụng phác đồ:

Benzathin penicillin G 50.000 đơn vị/kg/ngày, tiêm bắp, liều duy nhất.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202402035186_QD-BYT_493851.doc.....(xem tiếp)

  • Nguyên tắt điều trị
  • Điều trị cụ thể
  • Phòng bệnh
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tài liệu tham khảo

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bí tiểu cấp

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Khám bộ phận sinh dục ngoài

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học (Research Ethics Committee, Ethical Review Board, Ethical Review Committee, Human Research Ethics Committee, Institutional Review Board, Independent Ethics Committee)
    Hội chứng Wolff-Parkinson-White (ECG Ví dụ 1)
    Nhịp xoang
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space