Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Định nghĩa, thuật ngữ

(Tham khảo chính: 2248/QĐ-BYT )

Trong hướng dẫn này, ban biên soạn dựa trên các đồng thuận, khuyến cáo mới nhất của Hội Tim Mạch Châu Âu (ESC 2019 - 2022), Hội Tim mạch Hoa Kỳ và Trường môn Tim Mạch Hoa Kỳ (2020 -2022).

Hội chứng động mạch vành mạn (HCMVM) (Chronic coronary syndrome - CCS) là thuật ngữ được đưa ra tại Hội Nghị Tim Mạch Châu Âu (ESC) 2019, thay cho tên gọi trước đây là đau thắt ngực ổn định, bệnh động mạch vành (ĐMV) ổn định, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mạn tính hoặc suy vành.

Hội chứng động mạch vành mạn là bệnh lý liên quan đến sự ổn định tương đối của mảng xơ vữa động mạch vành, khi không có sự nứt vỡ đột ngột hoặc sau giai đoạn cấp hoặc sau khi đã được can thiệp/phẫu thuật. Khi mảng xơ vữa tiến triển dần gây hẹp lòng ĐMV một cách đáng kể (thường là hẹp trên 70% đường kính lòng mạch) thì có thể gây ra triệu chứng, điển hình nhất là đau thắt ngực/khó thở khi người bệnh gắng sức và đỡ khi nghỉ.

Trong quá trình phát triển của mảng xơ vữa, một số trường hợp có thể xuất hiện những biến cố cấp tính do sự nứt vỡ mảng xơ vữa, dẫn tới hình thành huyết khối gây hẹp hoặc tắc lòng mạch một cách nhanh chóng được gọi là hội chứng động mạch vành cấp (HCMVC).

Do quá trình diễn tiến động của bệnh lý mạch vành và cơ chế sinh lý bệnh không chỉ là tổn thương mạch vành thượng tâm mạc mà có cả cơ chế tổn thương hệ vi tuần hoàn vành, co thắt mạch... Do vậy, hiện nay thuật ngữ “Hội chứng động mạch vành mạn” được chính thức công bố.

Quá trình này có thể thay đổi bằng cách điều chỉnh lối sống, sử dụng thuốc và các biện pháp xâm lấn giúp bệnh ổn định hoặc thoái lui (Hình 1).

Hình 1. Tiến triển liên tục giữa các pha cấp và mạn của bệnh động mạch vành và phụ thuộc vào việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ cũng như thực hành điều trị có đầy đủ hay không mà diễn tiến của bệnh rất khác nhau

1.2. Các bệnh cảnh lâm sàng của HCMVM

HCMVM có 6 bệnh cảnh lâm sàng:

● Người bệnh nghi ngờ có bệnh ĐMV với triệu chứng đau thắt ngực ổn định và/hoặc khó thở.

● Người bệnh mới khởi phát triệu chứng suy tim/giảm chức năng thất trái và nghi ngờ có bệnh lý bệnh ĐMV.

● Người bệnh có tiền sử hội chứng động mạch vành cấp hoặc được tái thông ĐMV trong vòng 1 năm, có hoặc không có triệu chứng.

● Người bệnh sau hội chứng động mạch vành cấp hoặc được tái thông ĐMV trên 1 năm.

● Người bệnh đau thắt ngực nghi ngờ do bệnh lý vi mạch hoặc co thắt ĐMV.

● Người bệnh không triệu chứng, khám sàng lọc phát hiện ra bệnh động mạch vành.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202305282248_QD-BYT_566890.doc .....(xem tiếp)

  • Định nghĩa, thuật ngữ
  • Lâm sàng và cận lâm sàng
  • Tiếp cận chẩn đoán
  • Điều trị
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Dữ liệu cá nhân (Personal data)

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cận lâm sàng

    5186/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Định nghĩa

    2058/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    CẤP CỨU ĐUỐI NƯỚC
    Các bệnh lý hiếm gặp cần chẩn đoán phân biệt
    Tổng quan
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space