Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


dự phòng lây truyền HIV, HBV, giang mai từ mẹ sang con

(Tham khảo chính: 28/2018/TT-BYT )

1. Cung cấp thông tin trước xét nghiệm

- Phụ nữ mang thai đến khám thai lần đầu tiên cần được cung cấp các thông tin sau:

+ Tình hình nhiễm HIV, HBV và giang mai ở phụ nữ mang thai tại Việt Nam.

+ Nguy cơ lây truyền HIV, HBV và giang mai từ mẹ sang con.

+ Lợi ích của việc xét nghiệm phát hiện sớm và các can thiệp có hiệu quả để ngăn ngừa lây truyền HIV, HBV và giang mai từ mẹ sang con.

+ Lợi ích của việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời HIV, viêm gan B và giang mai đối với sức khỏe của mẹ.

- Phụ nữ mang thai cần được cung cấp đầy đủ thông tin trước xét nghiệm và tự quyết định việc xét nghiệm.

2. Xét nghiệm sàng lọc HIV, HBV và giang mai

- Cơ sở sản khoa lấy máu để làm xét nghiệm sàng lọc HIV, HBV và giang mai cho phụ nữ mang thai đến khám thai lần đầu hoặc chuyển mẫu máu đến cơ sở y tế có năng lực để xét nghiệm sàng lọc theo hướng dẫn của Bộ Y tế về xét nghiệm.

- Khi có kết quả xét nghiệm sàng lọc:

+ Kết quả sàng lọc âm tính:

• Thông báo kết quả âm tính

• Tư vấn về các biện pháp phòng bệnh

+ Kết quả có phản ứng với xét nghiệm sàng lọc HIV hoặc dương tính đối với HBV và giang mai: chuyển đến Mục 3.

- Lưu ý đối với cơ sở cung cấp xét nghiệm sàng lọc:

+ Sử dụng test nhanh hoặc các kỹ thuật khác phù hợp với năng lực kỹ thuật của cơ sở.

+ Sử dụng sinh phẩm để xét nghiệm sàng lọc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

+ Khuyến khích sử dụng test đôi (HIV và giang mai) để giảm chi phí và tăng hiệu suất, giảm số lần lấy máu cho phụ nữ mang thai.

+ Cán bộ thực hiện xét nghiệm phải được tập huấn và có chứng chỉ.

+ Đảm bảo xử lý chất thải sau khi xét nghiệm theo đúng quy định.

+ Không xét nghiệm lại nếu phụ nữ mang thai đã biết tình trạng nhiễm HIV, HBV và giang mai. Chỉ xét nghiệm lại khi phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm âm tính trước 3 tháng và nghi ngờ có nguy cơ cao nhiễm HIV, HBV hoặc giang mai.

  • Chẩn đoán, điều trị, kê đơn thuốc kháng HIV điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV
  • Cung ứng thuốc điều trị HIV thông tư 28/2018/TT-BYT
  • Tư vấn nuôi dưỡng và quản lý trẻ sau sinh ở mẹ nhiễm HIV, HBV, Giang mai
  • Phụ nữ mang thai có kết quả phản ứng với xét nghiệm sàng lọc HIV
  • dự phòng lây truyền HIV, HBV, giang mai từ mẹ sang con
  • thông tư 28/2018/TT-BYT Điều 13. Quản lý điều trị trẻ trên 18 tháng tuổi và người lớn phơi nhiễm với HIV
  • thông tư 28/2018/TT-BYT - Điều 12. Quản lý điều trị trẻ phơi nhiễm với HIV
  • Chẩn đoán, điều trị, kê đơn thuốc kháng HIV điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV
  • Thứ tự ưu tiên cấp phát thuốc kháng HIV miễn phí
  • Quản lý người bệnh điều trị thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã
  • Nội dung thực hiện đối với người nhiễm HIV khám lại
  • Nội dung thực hiện đối với người nhiễm HIV khám lần đầu
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    video tiếp cận Rối loạn giấc ngủ

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sốc phản vệ

    Đỗ Ngọc Chánh.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cách tiếp cận

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Khám lâm sàng
    Kỹ thuật chăm sóc người bệnh Pemphigoid có diện tích tổn thương trên 60% diện tích cơ thể
    Kết luận
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space