Bài làm
1.Cách tiếp cận phù hợp với Bn :
Đây là một BN không phải là một bệnh cấp cứu, là một bệnh nội khoa với nhu cầu là:
-Chẩn đoán và xác định nguyên nhân của bệnh tật như: Tăng huyết áp, đau ngực, ho khạc đàm trắng.
-Khám toàn diện các cơ quan trong cơ thể vì ngoài các triệu chứng ở cơ quan hô hấp, tim mạch thì BN muốn biết xem rằng mình còn mắc bệnh ở các cơ quan nào khác nữa không?.
- Muốn được tư vấn hướng dẫn, điều trị về bệnh tật và vấn đề chính là hướng dẫn cai nghiện thuốc lá.
2.Các bước tư vấn và kế hoạch điều trị bệnh nhằm giúp anh B hiểu và cai nghiện thuốc lá:
a. Tư vấn:
* Giải thích tác hại thuốc lá :
- Thuốc lá có > 4000 chất gây hại, 69 chất gây ung thư trong đó có chất Nicotin là chất gây nghiện, monoxyde carbon gây xơ vỡ động mạch, giảm hàm lượng oxy lưu thông trong máu, ngoài ra còn có những chất khác gây ung thư ( Goudron ) và chất gây viêm mãn tính niêm mạc đường hô hấp.
- Anh hút thuốc lá sẽ làm ảnh hưởng đến vợ anh và con gái của anh: cũng hít phải khói thuốc lá khi anh hút gọi là hút thuốc lá thụ động . Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng bệnh viêm đường hô hấp, viêm tiểu phế quản, hen suyễn.
- Nếu vợ anh mang thai thì sẽ làm tăng nguy cơ dị dạng bào thai trong 3 tháng đầu do tình trạng thiếu oxy mãn tính, nhau bám thấp, ối vỡ sớm, chậm phát triển thai, thai chết lưu, quái thai.
- Thuốc lá là tác nhân gây nghiện, hiện tại hút 1 gói /ngày nếu không có biện pháp cai nghiện thì trong tương lai anh sẽ hút số điếu ngày càng tăng hơn nữa mới thấy thoải mái dể chịu, mới cảm thấy được thư giản, chống stress , mới dể tập trung, đồng thời tỷ lệ bệnh tật cũng tăng theo với mức độ nghiện thuốc như bệnh THA, tim mạch, hô hấp…
- Số tiền chi cho việc mua thuốc lá ngày càng nhiều hơn trong khi đó gia đình anh cũng có nhiều việc phải lo toan .
- Mất nhiều thời gian cho việc hút thuốc lá.
- So với cái lợi của việc hút thuốc lá ( thư giản, chống streess, dễ tập trung, tạo phong thái tự tin…), thì cái hại do thuốc lá mang lại cũng không phải là ít ( bệnh về hô hấp, tim mạch, thận, ung thư…), ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe kể cả tử vong do thuốc lá.
- Tư vấn về bệnh lý THA, bệnh lý tim mạch, bệnh lý hô hấp cho BN vì bệnh nhân hiện tại có biểu hiện của các bệnh trên đồn thời cũng tư vấn cho bệnh như về dự phông các bệnh khác như bệnh lý thận, bệnh lý ung thư… nếu như việc cại nghiện thuốc lá của BN không được cải thiện.
- Tư vấn ích lợi của việc cai nghiện thuốc lá đối với sức khỏe và kinh tế gia đình cũng như tư vấn để BN hiểu rỏ những thay đổi của cơ thể trong tiến trình cai nghiện thuốc lá ( 20’, 8h, 24h, 48h, 72h, 12 tuần, 3-9 tháng, 5 năm, 10 năm…)
* Đánh giá chẩn đoán mức độ nghiện thuốc lá ( Trắc nghiệm FAGERSTROM, đo hàm lượng CO trong hơi thở)
* Tiêu chí chẩn đoán : Đánh giá nghiện thực thể , hay hành vi , hay hổn hợp.
* Đánh giá sự phụ thuộc Nicotine
* Hỏi đánh giá nguyên nhân, tại sao anh B không cai nghiện thuốc.
b. Kế hoạch điều trị nhằm giúp anh B hiểu và cai nghiện thuốc lá:
1). Điệu kiện có thể có để việc cai nghiện của ánh B đạt kết quả như:
-Anh B phải có động cơ cai thuốc: nếu có quyết tâm cai thuốc thì sẽ thành công, phải luôn tự nhắc mình cai thuốc ( thuốc lá làm anh THA, đau ngực và ho khạc đàm trắng, là tấm gương xấu cho con, là sự luôn ám ảnh về bệnh ung thư, là tốn kém về tiền bạc..). Do đó anh phải luôn tự nhắc mình về tác hại thuốc lá và quyết tâm cai nghiện.
-Để việc cai nghiện thành công cũng cần phải lựa chọn thời điểm cai thuốc: công việc không căng thẳng, không bận học, nghĩ phép hay đi du lịch , khi có chuyện vui.
-Bắt đầu cai nghiện thuốc phải thông báo cho mọi người biết :
+ Vợ động viên thông cảm, an ủi anh, tạo không khí vui vẽ, thoải mái.
+ Thông báo cho mọi người không mời hoặc hút thuốc trước mặt.
+ Sự hổ trợ mọi người xung quanh: bạn bè, gia đình và cơ quan.
+ Để thành công Anh sẽ phải biết kết hợp: giữa quyết tâm + hiểu biết + hổ trợ.
2). Bắt đầu cai nghiện :
-Ngày bắt đầu cai nghiện:
+ Tạo công việc bận rộn nhưng không căng thẳng
+ Nghĩ thói quen hay 1 cộng việc gì đó để làm và qua đoa sẽ tránh được việc hút thuốc.
+ Mua hột dưa, hay kẹo cao su, .. thay thế thuốc lá
+ Vứt bỏ hết diêm, hộp quẹt , gạt tàn thuốc, quần áo có mùi thuốc lá.
+ Không uống cà phê, hoặc những thứ gì dùng chung thuốc lá.
+ Hảy tự làm cho đầu óc thoải mái, vui sướng.
-Cách đối phó cai thuốc anh tiếp tục bận rộn công việc, suy nghỉ việc gì, hít một hơi dài nhiều lần, đi tản bộ hoặc tập thể dục, uống 1 ly nước , nói chuyện bạn bè về vấn đề khác, thế thuốc lá bằng cách nhai kẹo cao su , hay ăn hạt dưa…
-Duy trì cuộc sống thoải mái không lệ thuộc thuốc lá:
Mỗi ngày là một thách thức, đã vượt ngày 1 thì cũng vượt ngày hai và cứ thế cứ tiếp tục…, mỗi ngày lại dùng kỹ thuật gì đó để thách thức vượt qua. Vượt qua ngày rồi đến vượt qua tuần, có khi phải mất 1-3 tháng mới cảm giác bình thường như người không hút.
Từ tuần thứ 2 -6 : đấu tranh tư tưởng quyết tâm cai thuốc lá và hãy nói: “ không hút hôm nay, không hút ngày mai và từng ngày sau đó”.
Đến tuần thứ 7: coi như bạn cai nghiện thành công, cai thuốc là 1 việc nhưng sống thoải mái không lệ thuộc thuốc lại là việc khác, không để nghị lực mền yếu nghĩ đến thuốc lá.
-Những điểm nguy hiểm anh cần tránh : hút một điếu chẳng sao nhưng hút lại là coi như đã thất bại; cẩn thận những bữa tiệc rượu bia không cho phép mình tái hút thuốclại vì khi đó rất khó kiềm chế được bản thân; lúc căng thẳng cứ nghĩ mọi chuyện rồi sẽ qua và tuyệt đối không được dùng thuốc lá để trấn an vì nếu hút sẽ lại cai ghiện lại từ đầu.
-Tích cực tham gia hoạt động xã hội: hoạt động nhóm ngăn ngừa hút thuốc lá, truyền thông, công tác xã hội, thể dục thể thao, truyền thông tác hại thuốc lá, giáo dục cho người khác cùng cai thuốc lá…
-Theo dõi: tái khám mỗi tuần, đánh giá động cơ cai thuốc, tiên lượng cai thuốc thành công?, mức độ lo lắng cua BN.
-Thuốc giúp cai nghiện: miếng dán, viên ngậm, viên nhai, dạng hít: lưu ý cách sử dụng, liều lượng, chỉ định và chống chỉ định của việc dùng thuốc cai nghiện thuốc lá cũng như tác dụng phụ của thuốc cai nghiện.
-Tư vấn hướng dẫn bệnh nhân trong việc uống thuốc điều trị THA, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, học tập, nghĩ ngơi đối với BN bị THA.
-Kiểm tra, điều trị vấn đề tim mạch và phổi ( ECG, siêu âm tim, x quang tim phổi, công thức máu, bilan mỡ máu, đường huyết, chức năng thận…)
Tóm lại : cai thuốc lá là một việc khó đòi hỏi người cai phải có nghị lực và với sự nổ lực của bản thân, sự giúp đở của cộng đồng thì việc cai thuốc lá mới có cơ hội thành công.
|