Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


bài làm 1

(Tham khảo chính: tình huống )

Bài làm

1.Cách tiếp cận nào là phù hợp khi tiếp xúc anh B

-Đánh giá mức độ bệnh lý cao HA trước đây và hiện tại, quá trình điều trị có kiểm soát được HA ổn định hay không. 

-Loại trừ bệnh cảnh lao phổi. Hỏi các dấu chứng của VPQ, bệnh phổi tắc nghẽn.

-Bệnh lý đi kèm: khai thác bệnh sử để tìm dấu hiệu của Tiểu đường,  Rối loạn lipde máu…

-Tình trạng hút thuốc lá: 

+ Số lượng,thời gian hút thuốc lá.

+ Ảnh hưởng của việc hút thuốc lá đến kinh tế , sức khoẻ cuộc sống gia đình như thế nào?.

               +  Tâm lý chuẩn bị cho bệnh nhân cai nghiện thuốc lá.

               + Test đánh giá mức độ nghiện và khả năng thành công khi cai nghiện .

-Các yếu tố  tâm sinh xã hội học: Đời sống kinh tế , mối quan hệ gia đình, Quan hệ cộng đồng, mối quan hệ trong cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp.

- Những bất lợi khiến việc cai nghiện thuốc lá trước đây không thành công.

-Hổ trợ của người thân và gia đình, bản bè khi cai nghiện.

-Mong đợi của người bệnh khi đến khám tại phòng khám BSGĐ.

            

•HỎI BỆNH VÀ KHÁM: 

-Lấy dấu sinh hiệu, BMI. Đánh giá việc điều trị cao HA trước đây, các triệu chứng của VPQ mãn.

-Khám các cơ quan theo trình tự. 

-Tìm các dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, biến chứng tim mạch do cao HA….để tiến hành điều trị.

 

•CLS: 

-Bilan  CTM,VS, Đường huyết, Ure,Créatinin, Bilan mỡ/ máu, men gan,  TPTNT.

-ECG, X Quang phổi thẳng, Echo bụng, Echo tim màu.

-Đo chức năng hô hấp.

2.Các bước tư vấn và kế hoạch điều trị bệnh nhằm giúp anh B hiểu và cai nghiện thuốc lá ?

 

-Xây dựng kế hoạch điều trị, chăm sóc toàn diện, liên tục và suốt đời cho bệnh nhân:

2.1.Thuốc: 

-Amlor  5 mg 1v / ngày 14 v.

-MG B6: 1v / ngày.   14 v

-Viatmin C 500mg 1v x2   lần    28v.

-Acemuc 200mg 1goi1 x 2        28 gói.

-Kẹo cao su nicotine 

- Miếng dán nicotien 

- Viên ngậm nicotine 

-Varenicline

 Lựa chọn một trong loại trên trong giai đoạn đầu cai thuốc lá.

2.2.Không dùng thuốc:

-Tư vấn cho BN tác hại của thuốc lá, đặc biệt là tác hại lên tình trạng cao HA của BN hiên tai, các giai đoạn tiến triển của bệnh COPD. Tư vấn các ích lợi của việc cai thuốc lá lên sức khoẻ của BN, sức khoẻ của những người thân, lợi ích về kinh tế khi cai thuốc…

-Tư vấn để thống nhất với anh B cai thuốc lá: tư vấn ban đầu,chuyên sâu.

-Tư vấn với người thân ( mẹ và vợ) thống nhất cam kết hổ trợ bệnh nhân, khuyến khích động viên cai nghiện thuốc lá. Tạo môi trường thuận lợi cho cai thuốc lá: (1) Yêu cầu mọi người xung quanh hỗ trợ nỗ lực cai thuốc lá của bản thân bằng cách không hút thuốc lá trước mặt mình, không mời mình hút thuốc lá; (2) Yêu cầu mọi người cảm thông về sự thay đổi tính tình (nếu có); (3) Yêu cầu mọi người chịu khó lắng nghe chia sẻ mỗi khi gặp khó khăn khi cai thuốc lá.

-Giải thích rõ các tình huống dễ gây tái nghiện,vấn đề tồn đọng lên cân sau khi cai thuốc lá: 1) Tránh bỏ bữa ăn; (2) Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày; (3) Tránh ăn vặt ngoài ba bữa ăn chính; (4) Tập thể dục bằng cách đi bộ nhanh ít nhất 30 phút mỗi ngày; (5) Hạn chế ăn nhiều chất béo, chất ngọt, ăn nhiều trái cây và rau; (6) Nếu đang được điều trị thuốc cai thuốc lá như nicotin thay thế, bupropion, varenicline, hãy tuân thủ chế độ điều trị; (7) Sau khi đã thực hiện như trên mà vẫn lên cân hãy đến gặp bác sỹ dinh dưỡng.

-Trầm cảm: kích thích, bứt rứt, giận dữ xảy ra khi cai thuốc lá, chính là dấu hiệu của thiếu nicotin trong cơ thể. Các thay đổi tính tình này chỉ có tính chất nhất thời và sẽ dịu hẳn đi sau 4 – 6 tuần. Trong thời gian đầu hãy tập cách hít thở sâu thư dãn, nói chuyện với mọi người xung quanh để tranh thủ sự thông cảm, cũng có thể thông báo cho bác sỹ biết để có thể được bác sỹ kê toa thuốc chống lo âu, chống trầm cảm.

-Lịch tái khám và theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

•Lập kế hoạch đối phó các tình huống “khó khăn” khi cai thuốc lá:

 TÌNH HUỐNGGIẢI PHÁP

1Ham muốn hút thuốc lá đột ngột1.Uống một ly nước mát.

2.Đi bộ một vòng.

3.Hít thở thật sâu ba lần.

2Thèm thuốc lá khi thấy người khác hút thuốc lá1. Tránh đi đến những nơi có nhiều người hút thuốc lá.

2. Nói trước với bạn bè về chuyện cai thuốc lá.

3. Tìm cách lánh khỏi nơi có nhiều người hút thuốc lá.  

3Thèm hút thuốc lá khi uống cà phê, sau khi ăn cơm1.Thay đổi địa điểm, thời gian, bạn bè cùng uống cà phê.

2.Uống cà phê nhanh thay vì uống cả 30 phút.

3.Sau khi ăn cơm xong đứng lên nhanh đi chải răng. 

4Quá khó chịu khi cai thuốc lá vì hội chứng cai nghiện1.Tìm hiểu cơ sở y tế nào có thể hỗ trợ cai thuốc lá, cung cấp điều trị nhận thức hành vi (phòng khi cần đến).

2.Thông báo cho bác sỹ biết xem có thể kê toa và hướng dẫn sử dụng thuốc hỗ trợ cai thuốc lá: nicotin thay thế, bupropion, varenicline.

3.Thông báo cho bác sỹ biết xem có thể kê toa và hướng dẫn sử dụng thuốc chống lo âu và trầm cảm.

 

  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    phương pháp nghiên cứu

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    EMSP

    Chăm sóc giảm nhẹ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Một số công cụ sử dụng trong đánh giá gia đình

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hỏi bệnh đối với thai phụ
    Trị viêm bàng quang cấp
    Thùy dưới trái
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space