Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tổng quan

(Tham khảo chính: ICPC )

Tổng quan

Uốn ván là một bệnh cấp tính thường gây tử vong do độc tố của Clostridium tetani. Dấu hiệu điển hình là tăng trương lực cơ và co cứng cơ toàn thân. Mặc dù uốn ván ảnh hưởng đến tất cả mọi đối tượng, nhưng phụ nữ và trẻ em là đối tượng nguy cơ đặc biệt vì trong quá trình sinh, việc chăm sóc cuống rốn không được thực hiện trong điều kiện vô trùng gây nhiễm trùng cuống rốn, đặc biệt khi trẻ được cắt dây rốn bởi các dụng cụ không vô trùng như dao lam, tre nứa...[1]
Vào năm 1997, ước đoán có khoảng 277.376 trẻ sơ sinh chết vì bệnh uốn ván [2]. Điều này đã dẫn đến chương trình loại trừ bệnh uốn ván ở mẹ và trẻ sơ sinh của TCYTTG. Năm 2010, tử vong do uốn ván sơ sinh còn khoảng 58.000 trẻ, do hiệu quả tích cực từ chiến lược của TCYTTG [3]. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều vấn đề cần đặt ra, chẳng hạn như hơn 30 quốc gia vẫn chưa loại trừ được uốn ván ở mẹ và trẻ sơ sinh [4]. Tại Việt Nam, theo thống kê của viện Pasteur TPHCM trong năm 2012 trên địa bàn 20 tỉnh thành phía Nam, có 12 trường hợp uốn ván sơ sinh, trong đó 67% (8/12) trường hợp có việc đỡ sanh không được thực hiện tại cơ sở y tế và 83% (10/12) trường hợp, người mẹ không được tiêm ngừa vaccine uốn ván [5].
UVSS là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong cho trẻ ở các nước phát triển trong nhiều năm qua, đặc biệt ở những vùng nông thôn, những nơi phải tiếp xúc với chất thải của súc vật và không được tiêm phòng đầy đủ [6]. UVSS luôn gây tử vong cho hầu hết các trường hợp không được chăm sóc y tế. Tỉ lệ tử vong này có thể cải thiện khi có sự thay đổi trong thực hành sản khoa truyền thống và việc chủng ngừa ở người mẹ [1], [4], [7].

  • Tổng quan
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tiền sản giật - sản giật_W81

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Viêm vùng chậu_X74

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Táo bón chức năng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán phân biệt

    uptodate.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Cách sử dụng
    Bệnh nhân đã tự xử trí như thế nào và kết quả ra sao
    Nguyên nhân
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space