Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

(Tham khảo chính: 3127/QĐ-BYT )

2.1. Yếu tố môi trường và chế độ ăn uống

Môi trường sống và chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng liên quan tới UTDD. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc UTDD gồm:

- Sử dụng hàm lượng muối cao trong thức ăn

- Thức ăn có chứa hàm lượng nitrat cao

- Chế độ ăn ít vitamin A, C

- Những thức ăn khô, thức ăn hun khói

- Thiếu phương tiện bảo quản lạnh thức ăn

- Rượu, thuốc lá…

Các thức ăn tươi, hoa quả tươi như cam, chanh, nhiều chất xơ, thức ăn giàu vitamin A, C, các yếu tố vi lượng như kẽm, đồng, sắt, magiê, … có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

2.2. Vai trò của Helicobacter Pylori (HP)

Vai trò của H.pylori trong UTDD đã được chứng minh. Các nghiên cứu cho rằng nhiễm H.pylori gây viêm niêm mạc dạ dày dẫn tới teo niêm mạc và dị sản ruột, loạn sản và cuối cùng là ung thư. Nhiễm H.pylori làm tăng nguy cơ UTDD lên gấp 6 lần.

2.3. Yếu tố di truyền

Ước tính UTDD có tính chất gia đình chiếm tỷ lệ 1-15% trong số người bệnh mắc UTDD. Một số bệnh lý di truyền cũng tăng nguy cơ.

2.4. Các yếu tố khác

Các bệnh lý tại dạ dày cũng là nguyên nhân gây UTDD. Nhiễm xạ cũng được coi là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc UTDD.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Đại cương
  • Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Theo dõi và tiên lượng
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    phác đồ điều trị động kinh - tâm lý y học - bệnh tâm thần

    phác đồ BV Tâm Thần - TP HCM.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Về đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng covid-19

    1316/CĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tiên lượng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Gửi bản thảo
    Thông tin bác sĩ PK
    Xử trí
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space