Chẩn đoán suy tim dựa trên sự kết hợp các triệu chứng cơ năng, thực thể và các xét nghiệm, thăm dò cận lâm sàng. Người bệnh được chẩn đoán suy tim khi có triệu chứng cơ năng của suy tim và/hoặc triệu chứng thực thể của suy tim kèm theo bằng chứng khách quan của rối loạn chức năng tim. Phác đồ chẩn đoán suy tim được thể hiện ở hình 3 dưới đây.
Hình 3. Qui trình chẩn đoán suy tim
Bảng 3. Các dấu hiệu và triệu chứng thực thể của suy tim
Các triệu chứng cơ năng của suy tim
|
Các triệu chứng thực thể của suy tim
|
Điển hình
|
Đặc hiệu
|
- Khó thở
- Cơn khó thở kịch phát về đêm
- Giảm khả năng gắng sức
- Mệt mỏi
- Tăng thời gian nghỉ hồi phục giữa hai lần gắng sức
- Phù mắt cá chân
|
- Tĩnh mạch cổ nổi
- Phản hồi gan - tĩnh mạch cổ dương
tính
- Tiếng ngựa phi
- Tăng diện đập của mỏm tim
|
Ít điển hình
|
Kém đặc hiệu
|
- Ho về đêm
- Thở rít
- Cảm giác chướng bụng
- Mất cảm giác ngon miệng
- Lú lẫn (đặc biệt ở người già)
- Trầm cảm
- Hồi hộp, đánh trống ngực
- Chóng mặt
- Ngất
- Cảm giác khó thở khi cúi người
|
- Tăng cân (> 2kg/tuần)
- Sụt cân (trong suy tim nặng)
- Teo cơ (suy kiệt)
- Có tiếng thổi ở tim
- Phù ngoại vi (mắt cá chân, cẳng chân, bìu)
- Ran ở phổi
- Tràn dịch màng phổi
- Nhịp tim nhanh
- Loạn nhịp tim
- Thở nhanh
- Thở Cheyne - Stokes
- Gan to
- Cổ chướng
- Đầu chi lạnh
- Thiểu niệu
- Mạch nhanh, nhỏ.
|
Việc phối hợp các triệu chứng lâm sàng với tiền sử bệnh hoặc các yếu tố nguy cơ của suy tim có thể giúp nâng cao giá trị chẩn đoán, do đó, cần chú ý khai thác toàn diện tiền sử sức khỏe của người bệnh. Các bệnh lý hoặc yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng suy tim bao gồm: tiền sử bị nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, nghiện rượu, bệnh thận mạn, đang điều trị những thuốc/hóa chất có khả năng gây độc cho cơ tim, tiền sử gia đình có bệnh lý cơ tim hoặc đột tử…
Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng thường quy như điện tâm đồ, siêu âm tim qua thành ngực, định lượng nồng độ peptide lợi niệu, X-quang tim phổi thẳng hay các xét nghiệm tế bào hoặc sinh hóa máu thường quy có ý nghĩa trong chẩn đoán suy tim. Vai trò của từng phương pháp được thể hiện trong bảng 4 và bảng 5.
Bảng 4. Các phương pháp thăm dò cận lâm sàng được khuyến cáo ở người bệnh nghi ngờ suy tim
Phương pháp chẩn đoán
|
Các peptide bài niệu
- Nên chỉ định ở cơ sở có thể thực hiện
- Ngưỡng giá trị để chẩn đoán loại trừ suy tim:
● B-type natriuretic peptide (BNP) < 35 pg/mL
● N-terminal pro-B-type natriuretic peptide (NT pro-BNP) < 125 pg/mL
|
Điện tim 12 chuyển đạo
- Hình ảnh điện tâm đồ bình thường: ít khả năng suy tim
- Hình ảnh điện tâm đồ bất thường (rung nhĩ, có sóng Q bệnh lý, tăng gánh thất trái, phức bộ QRS giãn rộng): tăng khả năng chẩn đoán suy tim
|
Siêu âm tim
- Biện pháp thăm dò chính khảo sát chức năng tim
- Các thông tin chính: phân suất tống máu thất trái, kích thước các buồng tim, vận động các thành tim, tính chất các van tim, chức năng tâm trương, chức năng thất phải, áp lực động mạch phổi
|
Chụp X-quang tim phổi
- Hỗ trợ chẩn đoán suy tim: dấu hiệu ứ huyết phổi, bóng tim to, cung động mạch phổi nổi
- Hỗ trợ chẩn đoán loại trừ: bệnh lý phổi, màng phổi
|
Các xét nghiệm máu thường quy
- Giúp chẩn đoán nguyên nhân, chẩn đoán loại trừ, tiên lượng và hỗ trợ quá trình điều trị
- Gồm: công thức máu, urê, creatinine, điện giải đồ, bilan đánh giá chức năng gan, lipid máu, tuyến giáp…
|
Bảng 5. Các thăm dò cận lâm sàng chẩn đoán nguyên nhân suy tim
Phương pháp chẩn đoán
|
Nghiệm pháp gắng sức (thuốc, thể lực)
- Giúp phát hiện triệu chứng cơ năng của suy tim trong trường hợp không khai thác được rõ ràng từ người bệnh.
- Đánh giá tình trạng thiếu máu cơ tim khi gắng sức ở người bệnh đang cân nhắc tái tưới máu mạch vành.
- Ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF), bệnh van tim hoặc những trường hợp khó thở không giải thích được nguyên nhân, siêu âm tim gắng sức có thể giúp chẩn đoán phân biệt.
|
Cộng hưởng từ tim
Trong chụp cộng hưởng từ tim, hình ảnh thu được trong pha muộn với gadolinium (LGE), thì T1 và sự phân bố thể tích dịch ngoại bào cho phép đánh giá được mức độ xơ hóa/ sẹo cơ tim dưới nội tâm mạc, điển hình với trường hợp thiếu máu cục bộ cơ tim trái ngược với hình ảnh tổn thương sẹo ở lớp giữa thành tim trong bệnh cơ tim dãn nở (giãn).
Ngoài ra, cộng hưởng từ tim còn cho phép phân biệt các tình trạng tổn thương cơ tim đặc trưng như viêm cơ tim, bệnh cơ tim thâm nhiễm amyloid (amyloidosis), sarcoidosis, bệnh Chagas, bệnh Fabry, bệnh cơ tim xốp, bệnh cơ tim do ứ đọng sắt và bệnh loạn sản cơ tim gây rối loạn nhịp.
|
Chụp cắt lớp đa dãy động mạch vành
Chụp cắt lớp đa dãy động mạch vành có thể chỉ định ở những bệnh nhân có nguy cơ thấp đến trung bình với bệnh mạch vành, hoặc những trường hợp mà các biện pháp gắng sức thể lực không xâm lấn không thể loại trừ chẩn đoán bệnh mạch vành.
|
Chụp xạ hình SPECT (single-photon emission CT)
Chụp xạ hình chùm đơn photon (SPECT) có thể được chỉ định để đánh giá tình trạng thiếu máu và sống còn cơ tim, tình trạng viêm hay thâm nhiễm cơ tim. Chụp xạ hình với Technetium (Tc) có gắn bisphosphonate được chứng minh là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán bệnh cơ tim amyloid thể trans- thyretin.
|
Chụp động mạch vành qua da
Chụp động mạch vành qua da là phương pháp thăm dò chẩn đoán được khuyến cáo ở những bệnh nhân suy tim có cơn đau thắt ngực hoặc đau ngực “kiểu mạch vành” mặc dù đã được điều trị nội khoa tối ưu nhằm mục đích chẩn đoán xác định và mức độ tổn thương động mạch vành. Phương pháp này cũng có thể được chỉ định ở những bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm có nguy cơ từ trung bình đến cao mắc bệnh mạch vành và ở những bệnh nhân có khả năng cần can thiệp tái tưới máu.
|
|