Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


BISACODYL

(Tham khảo chính: Dược thư quốc gia 2006 )

BISACODYL

 

Tên chung quốc tế: Bisacodyl.

Mã ATC: A06A B02, A06A G02.

Loại thuốc: Nhuận tràng.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên bao tan trong ruột: 5 mg.

Viên đạn đặt trực tràng: 5 mg, 10 mg.

Hỗn dịch: 10 mg trong 30 ml.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Bisacodyl là dẫn chất của diphenylmethan, có tác dụng nhuận tràng kích thích; thuốc không tan trong nước, tan ít trong cồn. Bisacodyl làm tăng nhu động do tác dụng trực tiếp lên cơ trơn ruột bởi kích thích đám rối thần kinh trong thành ruột; thuốc cũng làm tăng tích lũy ion và dịch thể trong đại tràng.

Dược động học

Bisacodyl được hấp thu rất ít khi uống và thụt, chuyển hóa ở gan và thải trừ qua nước tiểu. Dùng đường uống, bisacodyl sẽ thải trừ sau 6 - 8 giờ; dùng đường thụt, thuốc sẽ thải trừ sau 15 phút đến 1 giờ.

Chỉ định

Ðiều trị táo bón.

Thải sạch ruột trước và sau phẫu thuật.

Chuẩn bị X - quang đại tràng.

Chống chỉ định

Các tình trạng phẫu thuật ổ bụng, tắc ruột, viêm ruột thừa, chảy máu trực tràng, viêm dạ dày - ruột.

Thận trọng

Viên bao bisacodyl được sản xuất để chỉ phân rã ở ruột, do đó không được nhai thuốc trước khi uống; các thuốc kháng axid và sữa cũng phải uống cách xa 1 giờ.

Dùng thuốc dài ngày có thể dẫn đến đại tràng mất trương lực, không hoạt động và chứng giảm kali máu. Vì vậy cần tránh dùng các thuốc nhuận tràng kéo dài quá 1 tuần, trừ khi có hướng dẫn của thầy thuốc.

Thời kỳ mang thai

Không thấy nguy cơ.

Thời kỳ cho con bú

Không thấy nguy cơ.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường xảy ra ở đường tiêu hóa khoảng 15 - 25%.

Thường gặp, ADR > 1/100

Ðau bụng, buồn nôn.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Kích ứng trực tràng.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Có thể làm giảm ADR bằng cách giảm liều.

Liều lượng và cách dùng

Bisacodyl dùng được cho mọi lứa tuổi.

Ðiều trị táo bón:

Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 1 hoặc 2 viên bao (5 hoặc 10 mg) uống vào buổi tối, hoặc đặt 1 viên đạn trực tràng 10 mg vào buổi sáng. Ðôi khi có thể dùng liều cao hơn nếu thấy cần (có thể tới 3 hoặc 4 viên bao 5 mg).

Trẻ em dưới 10 tuổi: 1 viên bao 5 mg vào buổi tối hoặc 1 viên đạn trực tràng 5 mg vào buổi sáng.

Người cao tuổi: Dùng liều người lớn (đã thử lâm sàng ở người trên 65 tuổi, không thấy phản ứng không mong muốn nào xảy ra).

Trẻ em dưới 6 tuổi: Không nên uống, do phải nuốt cả viên. Dùng viên đạn trực tràng phải có chỉ định của bác sĩ.

Dùng thay thế thụt tháo phân

Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 2 viên bao 5 mg vào buổi tối, sau đó 1 viên đạn trực tràng 10 mg vào buổi sáng.

Trẻ em dưới 10 tuổi: 1 viên bao 5 mg vào buổi tối, sau đó 1 viên đạn trực tràng 5 mg vào buổi sáng.

Dùng để chuẩn bị chụp X quang đại tràng

Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: Mỗi tối dùng 2 viên, 5 mg trong 2 tối liền, trước khi chụp chiếu.

Trẻ em dưới 10 tuổi: Mỗi tối dùng 1 viên, trong 2 tối liền, trước khi chụp chiếu.

Tương tác thuốc

Thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc các chất bổ sung kali: Dùng các thuốc nhuận tràng lâu dài hoặc quá liều có thể làm giảm nồng độ kali huyết thanh do làm mất kali quá nhiều qua đường ruột; thuốc nhuận tràng có thể ảnh hưởng đến tác dụng giữ kali của các thuốc lợi tiểu nói trên.

Dùng phối hợp các thuốc kháng acid, các thuốc đối kháng thụ thể H2 như cimetidin, famotidin, nizatidin, và ranitidin, hoặc sữa với bisacodyl trong vòng 1 giờ, sẽ làm cho dạ dày và tá tràng bị kích ứng do thuốc bị tan quá nhanh.

Bisacodyl làm giảm nồng độ digoxin trong huyết thanh chút ít, không quan trọng về mặt lâm sàng, có thể tránh được bằng cách uống bisacodyl 2 giờ trước digoxin.

Ðộ ổn định và bảo quản

Thuốc cần được tránh nóng, ánh sáng và ẩm. Bảo quản ở nhiệt độ dưới 250C.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Ðau bụng dưới có thể kèm với dấu hiệu mất nước, đặc biệt ở người cao tuổi và trẻ em.

Xử trí: Ở những nơi có điều kiện nên rửa dạ dày. Cần duy trì bù nước và theo dõi kali huyết thanh. Thuốc chống co thắt có thể phần nào có giá trị. Ðặc biệt chú ý cân bằng thể dịch ở người cao tuổi và trẻ nhỏ. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.

Thông tin qui chế

Bisacodyl có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ 4 năm 1999.

 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • ACETAZOLAMID
  • ACETYLCYSTEIN
  • ACICLOVIR
  • ACID ACETYLSALICYLIC (ASPIRIN)
  • ACID BORIC
  • ACID TRANEXAMIC
  • ALBENDAZOL
  • ALBUMIN
  • ALBUMIN
  • ADENOSIN
  • ALENDRONAT NATRI
  • ACID VALPROIC
  • ALIMEMAZIN
  • ALPRAZOLAM
  • AMANTADIN
  • AMIKACIN
  • AMBROXOL
  • AMILORID HYDROCLORID
  • AMIODARON
  • AMITRIPTYLIN
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    TƯ VẤN VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH VÀ BẠO HÀNH

    2919/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Ví dụ về hỗ trợ quyết định lâm sàng

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tài liệu tham khảo

    Quản lý phòng khám ngoại chẩn.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
    NHIỄM SIÊU VI
    Đặt vấn đề
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space