Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


2.4. Chẩn đoán xác định

(Tham khảo chính: 5186/QĐ-BYT )

2.4.1. Giang mai mắc phải

- Người bệnh được chẩn đoán xác định giang mai khi có kết quả dương tính với 01 xét nghiệm huyết thanh đặc hiệu (bao gồm cả xét nghiệm nhanh) và 01 xét nghiệm huyết thanh không đặc hiệu. Việc lựa chọn và phối hợp xét nghiệm đặc hiệu và không đặc hiệu phụ thuộc vào sự sẵn có của các xét nghiệm này tại mỗi cơ sở y tế. Các chiến lược xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị giang mai theo tuyến y tế được trình bày tại Phụ lục 1.

- Ngoài ra có thể dựa vào các xét nghiệm trực tiếp như kính hiển vi nền đen, xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp và xét nghiệm khuếch đại gen.

2.4.2. Giang mai bẩm sinh

- Tất cả trẻ sinh ra từ những bà mẹ có kết quả huyết thanh giang mai dương tính, cần được khám và làm xét nghiệm để tìm bằng chứng giang mai bẩm sinh. Đối với trẻ sinh ra từ mẹ bị giang mai nhưng không được điều trị đầy đủ ít nhất 30 ngày trước khi sinh hoặc không được điều trị, cần được xét nghiệm ngay ở thời điểm mới sinh ra và hàng tháng trong vòng 3-4 tháng cho đến khi khẳng định về mặt huyết thanh là âm tính. Một số trường hợp kháng thể thụ động từ mẹ có thể tồn tại tới 18 tháng. Vì vậy, nếu xét nghiệm huyết thanh của trẻ vẫn dương tính và hiệu giá kháng thể tăng ≥ 4 lần hiệu giá kháng thể của mẹ thì trẻ cần được điều trị giang mai bẩm sinh.

- Trẻ sinh ra dưới 2 tuổi có mẹ bị giang mai được chẩn đoán giang mai bẩm sinh khi có triệu chứng lâm sàng của giang mai bẩm sinh hoặc có xét nghiệm giang mai dương tính, bao gồm một trong những xét nghiệm sau:

+ Xét nghiệm tìm xoắn khuẩn trên kính hiển vi nền đen hoặc xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp: thấy sự có mặt của T. pallidum. Bệnh phẩm lấy từ dây rốn, nhau thai, dịch tiết từ mũi hoặc tổn thương da.

+ Xét nghiệm huyết thanh không đặc hiệu dương tính và có hiệu giá kháng thể cao gấp ³ 4 lần hiệu giá kháng thể của mẹ.

- Trong một số trường hợp giang mai bẩm sinh, có thể phối hợp X-quang để xác định chẩn đoán.

2.5. Chẩn đoán phân biệt

Tuỳ thuộc vào biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân.

- Chẩn đoán phân biệt săng/loét giang mai:

+ Loét ở sinh dục: nhiễm herpes simplex sinh dục, hạ cam, loét áp sinh dục, chấn thương, ung thư.

+ Loét ở hậu môn: nhiễm herpes simplex hậu môn-sinh dục, nứt kẽ hậu môn, chấn thương, nhiễm khuẩn khác.

+ Loét ở miệng: herpes simplex miệng, loét áp, chấn thương.

- Chẩn đoán phân biệt đào ban giang mai: dị ứng thuốc, vảy phấn hồng, vảy nến, chàm/viêm da cơ địa.

- Chẩn đoán phân biệt sẩn sùi giang mai (condylomata lata): sùi mào gà và các bệnh lý hạt cơm khác.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202402035186_QD-BYT_493851.doc.....(xem tiếp)

  • 2.1. Các giai đoạn của giang mai
  • 2.2. Triệu chứng lâm sàng
  • 2.3. Cận lâm sàng
  • 2.4. Chẩn đoán xác định
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    c) Điều trị ngoại trú

    1856/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thử đặt yêu cầu ở nhiều hình thức khác nhau

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tim mạch

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Bệnh mô liên kết hỗn hợp
    phần 2
    Phân loại mức độ thiếu máu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space