Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Các chuyển đạo

(Tham khảo chính: ECG)

Có 6 chuyển đạo nằm trên mặt phẳng trán (frontal plane – FP): DI, DII, DIII, aVL, aVR và aVF. Các chuyển đạo ghi lại hoạt động điện với những điện cực đặt ở các chi. Cũng có 6 chuyển đạo ở mặt phẳng ngang (horizontal plane – HP): V1 –V6, ghi lại hoạt động này với những điện cực đặt trước ngực.
Mỗi chuyển đạo được đặt ở một nơi đặc biệt (ở 1 góc) của 2 nhóm mặt phẳng ngang và mặt phẳng trán. Mỗi chuyển đạo được thể hiện bằng một đường thẳng vector đi từ đầu xa xuyên qua trung tâm của tim và hướng đến đầu dò của máy đo. Mỗi chuyển đạo cũng được chia ra thành những phần dương và phần âm.

2.3.1. Các chuyển đạo của mặt phẳng trán
Có 3 chuyển đạo chi lưỡng cực nằm giữa hai điểm của cơ thể (DI, DII và DIII) và 3 chuyển đạo đơn cực (aVR, aVL và aVF). Sự phân chia này là tương đối vì thực tế tất cả các chuyển đạo đều là lưỡng cực vì nó đánh giá sự khác biệt về điện thế giữa một điểm (aVR ở vai phải, aVL ở vai trái và aVF ở chân trái) và phần tận ở trung tâm đến
trung tâm của tim

Ba chuyển đạo lưỡng cực của các chi được ghi lại qua điện cực được đặt trên 2 tay và chân trái. Chuyển đạo DI (A) thu được sự khác nhau về điện thế giữa tay trái (+) và tay phải (–), chuyển đạo II (B) giữa chân trái (+) và tay phải (–), và chuyển đạo III (C) giữa chân trái (+) và tay trái (–).
Ba chuyển đạo lưỡng cực này tạo thành tam giác Einthoven, hình tượng như tam giác chồng lên thân người. Chúng ta có thể thấy phần dương (đường liền) và phần âm (đường gãy) của mỗi chuyển đạo.
Những vector khác nhau (1 đến 6) tạo ra những hình chiếu khác nhau tùy theo vị trí. Ví dụ vector 1 có một hình chiếu dương ở chuyển đạo DI, hình chiếu âm ở chuyển đạo DIII và hai pha đồng dạng ở DII. Vì thế, điện thế của DII thì bằng tổng của I và III. Tổng này, DII = DI + DIII gọi là định luật Einthoven. Định luật này phải luôn được xem xét theo thứ tự để chắc rằng ECG được ghi lại và đánh dấu chính xác.
Chuyển đạo aVR, aVL và aVF ghi lại hoạt động điện từ vai phải, vai trái và chân trái. Nó cũng có 1 đường chuyển đạo với phần dương, đi từ điểm ghi đến trung tâm của tim (đường liền) và 1 phần âm đi từ trung tâm tim đến điểm đối diện (đường gãy).
Bất kì vector có hướng nào ở aVR, aVL hay aVF tạo ra một hình chiếu mà có thể dương, âm hay hai pha đồng dạng.

 

Hệ thống lục giác Bailey: nếu ta di chuyển 3 chuyển đạo DI, DII và DIII của tam giác Einthoven vào trung tâm của tim, ta sẽ thấy được rằng chúng nằm ở các vị trí +0 (DI), +60 (DII) và +120 (DIII). Nếu chúng ta làm tương tự với 3 chuyển đạo còn lại là aVR, aVL và aVF thì chúng sẽ nằm ở các vị trí –150 (aVR), –30 (aVL) và +90 (aVF). Điều này cấu thành hệ thống lục giác Bailey trong đó tất cả các khoảng giữa các đường chuyển đạo âm hay dương của cả 6 chuyển đạo mặt phẳng trán là 30.
2.3.2. Các chuyển đạo mặt phẳng ngang
Vị trí của các điện cực trong 6 chuyển đạo trước tim được đặt trên ngực (A) cùng với các góc của 6 cực dương và khoảng cách riêng biệt giữa chúng (B). giải thích chi tiết về vị trí chính xác của 6 chuyển đạo này.
Điều này cực kỳ quan trọng bởi vì những hình thái trên ECG có thể bị biến đổi, đặc biệt ở chuyển đạo V1 – V2, chỉ với vài thay đổi nh về vị trí cũng có thể gây các diễn giải không phù hợp.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • C13 ôn hội chứng
  • Tập hợp bài giảng video về ECG
  • C13 ôn thực hành
  • Các chuyển đạo
  • khóa 15
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    LIỆU PHÁP HẠ THÂN NHIỆT TRONG ĐIỀU TRỊ TRẺ SƠ SINH NGẠ

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chuyên luận chung

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    chăm sóc dự phòng

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    vấn đề của người bệnh
    THIẾU MÁU VÀ THAI KỲ
    U tuyến nước bọt
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space