Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Dự phòng và kiểm soát lây nhiễm

(Tham khảo chính: 3982/QĐ-BYT )

  1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cung cấp dịch vụ sản khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh:

- Chuẩn bị nhân lực, cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư y tế để đảm bảo thực hiện nguyên tắc phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát lây truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

- Đảm bảo đủ các phương tiện phục vụ phòng ngừa, đặc biệt trang phục phòng hộ cá nhân, dung dịch vệ sinh tay và khẩu trang y tế.

- Yêu cầu phân luồng:

+ Tổ chức sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát người bệnh nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 ngay tại nơi đón tiếp.

+ Bố trí khu vực riêng để tiếp đón, sàng lọc và phân luồng các phụ nữ mang thai đến khám.

+ Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương có thể thực hiện việc sàng lọc thông qua làm test nhanh hoặc sàng lọc nguy cơ qua khai báo y tế.

+ Bố trí khu vực đệm dành cho các sản phụ chưa có kết quả xét nghiệm PCR SARS-CoV-2 cần phải can thiệp cấp cứu và khu vực đệm dành cho các trẻ sơ sinh cần điều trị cấp cứu khi chưa có kết quả PCR của mẹ.

+ Bố trí khu vực chăm sóc, theo dõi, xử trí riêng cho phụ nữ mang thai nghi nhiễm và nhiễm COVID-19. Nếu cơ sở y tế có điều kiện, bố trí phòng sinh và phòng mổ áp lực âm.

  1. Phụ nữ mang thai, bà mẹ sau sinh đến khám (người bệnh):

- Hướng dẫn người bệnh và người nhà đến khám đeo khẩu trang, sát khuẩn bằng dung dịch rửa tay nhanh và tới khu vực cách ly.

- Giữ khoảng cách tối thiểu là 2 mét giữa các người bệnh.

- Hạn chế người bệnh di chuyển trong cơ sở y tế.

- Người nhà đi kèm với người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 cần phải được xem như là có phơi nhiễm với COVID-19 và cũng phải được tầm soát cho đến hết thời gian theo dõi theo quy định để giúp chẩn đoán sớm và phòng ngừa COVID-19.

- Cán bộ y tế nên tư vấn cho phụ nữ mang thai về các nguy cơ của nhiễm COVID-19 và các biện pháp dự phòng nhiễm SARS CoV-2, bao gồm:

+ Tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong thai kỳ (thai ≥ 13 tuần) hoặc trong giai đoạn hậu sản, kể cả khi nuôi con bằng sữa mẹ theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

+ Thực hiện các biện pháp dự phòng nhiễm COVID-19 như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và hạn chế tiếp xúc với người khác.

- Phụ nữ mang thai đang ở trong vùng bị phong tỏa do dịch COVID-19:

+ Giảm số lần thăm khám trực tiếp, giảm thời lượng của mỗi lần khám thai, nên tăng cường thăm khám qua hệ thống khám chữa bệnh từ xa.

+ Hạn chế số người khám ngồi trong phòng chờ, nên đặt lịch hẹn trước khi đến khám và giữ khoảng cách trên 2 mét giữa các thai phụ.

+ Phân nhóm các thai kỳ có cùng tuổi thai để hẹn khám và thực hiện các xét nghiệm trong cùng một thời gian, nhằm giảm sự tiếp xúc với nhiều nhân viên y tế.

+ Hạn chế các xét nghiệm, chỉ thực hiện những chỉ định thực sự cần thiết.

+ Sử dụng một số phương pháp chẩn đoán tạm thời thay thế cho các phương pháp chẩn đoán đã có trong phác đồ về theo dõi thai kỳ do Bộ Y tế ban hành như chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường thai kỳ bằng phối hợp Glucose máu và HbA1c; tầm soát các thể lệch bội thường gặp bằng NIPS.

- Phụ nữ mang thai hay trong giai đoạn hậu sản vẫn tiếp tục tiêm phòng uốn ván theo lịch tiêm chủng.

  1. Nhân viên y tế: tuân thủ thực hành phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa dựa theo đường lây truyền, áp dụng các biện pháp dự phòng giọt bắn, dự phòng tiếp xúc, dự phòng lây truyền qua đường không khí theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202108243982_QD-BYT_485124.doc .....(xem tiếp)

  • Đại cương
  • Dự phòng và kiểm soát lây nhiễm
  • Xử trí phụ nữ mang thai nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19
  • Tổ chức các cơ sở y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch COVID-19
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Mục đích và tầm quan trọng của chẩn đoán

    1862/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị suy tim mạn với phân suất tống máu giảm (EF ≤ 40%)

    1857/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Ngoại tâm thu thất nhịp ba (ECG Ví dụ 1)
    7. Hội chứng evans
    Các thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space