Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Nhận dạng thuốc gây tác dụng không mong muốn và giải mẫn cảm

(Tham khảo chính: 4263/QĐ-BYT )

Nhận dạng thuốc gây ADR: Bắt đầu sử dụng lại từng thuốc mỗi 4 ngày (cân nhắc tham khảo liều thử thách theo khuyến cáo ở bảng 1)

Bảng 1

Hướng dẫn thử thách liều

Thuốc

Liều thử thách

 

Ngày 1

Ngày 2

Isoniazid

50mg

300mg

Rifampicin

75mg

300mg

Pyrazinamid

250mg

1g

Ethionamid

125mg

375mg

Cycloserin

125mg

250mg

Ethambutol

100mg

500mg

PAS

1g

5g

- Bắt đầu với INH liều 50mg sử dụng trong ngày đầu, nếu các biểu hiện ADR nặng lên thì bắt đầu thay đổi liều bằng 1/10 liều của ngày 1 như liệt kê ở bảng 1 (ví dụ: INH 5mg).

- Nếu ADR không xảy ra sau sử dụng liều ở ngày đầu tiên thì tăng liều INH lên 300mg ở ngày thứ 2.

- Nếu ADR không xảy ra sau ngày dùng thuốc thứ 2 thì tiếp tục sử dụng INH liều 300mg mỗi ngày tiếp theo.

- Tiếp tục thêm các thuốc khác theo nguyên tắc và liều lý thuyết như ở bảng 1 sau mỗi 4 ngày.

+ Nếu các triệu chứng ADR nặng lên, bắt đầu liều thay đổi bằng 1/10 liều của ngày 1 như liệt kê ở hàng 1.

+ Nếu liều ở ngày thứ 2 thấp hơn liều khuyến cáo dựa trên cân nặng của người bệnh thì tăng liều tương đương ở ngày thứ 3.

- Nếu như ADR vẫn xảy ra trong suốt quá trình thay đổi liều và thuốc gây ADR không thể tiếp tục dùng, thì việc giải mẫn cảm thuốc là cần thiết. Với thuốc chống lao tiêm việc giải mẫn cảm chỉ thực hiện sau khi nhận biết thuốc gây dị ứng bằng test kích thích (Drug Provocation Test: DPT).

Giải mẫn cảm chỉ nên cân nhắc sau khi đánh giá giữa yếu tố nguy cơ/lợi ích và đặc biệt lưu ý yếu tố cá thể trên từng người bệnh.

Chỉ định:

+ Thuốc gây dị ứng là thuốc không thể thay thế bằng thuốc khác trong quá trình điều trị (điều trị đặc hiệu).

+ Thuốc gây dị ứng là thuốc có hiệu quả tốt nhất cho lựa chọn liệu pháp điều trị (first line) ví dụ: Thuốc điều trị lao, Cotrimoxazol cho người bệnh HIV).

Chống chỉ định:

+ Người bệnh có nguy cơ cao bệnh phối hợp: Hen phế quản (FEV1<70%), tiền sử Shock phản vệ nặng và bệnh gan thận nặng.

+ Chống chỉ định tuyệt đối ở người bệnh nặng, phản ứng độc tế bào miễn dịch nặng hoặc đe dọa mạng sống (hội chứng Steven - Jhonson), hội chứng Lyell, Dress.

Phương pháp giải mẫn cảm:

+ Liều khởi đầu thấp hơn 1/10 liều điều trị hoặc thấp hơn liều thấp nhất gây phản ứng, dị ứng.

+ Thông thường là 1/10.000 - 1/100 liều điều trị.

+ Đối với người bệnh có tiền sử Hen phế quản: 1/1.000.000 - 1/10.000.

+ Tăng liều gấp đôi sau mỗi 15 - 20 phút, kéo dài vài giờ cho đến khi đạt liều điều trị.

Một số cách giải mẫn cảm thường được sử dụng hiện nay:

- Cách thông dụng:

+ Khởi đầu với liều như liều ngày thứ nhất được liệt kê trong Bảng 1.

+ Nếu có phản ứng xảy ra trong ngày đầu tiên sau sử dụng thuốc này thì bắt đầu giải mẫn cảm với liều bằng 1/10 liều ngày đầu.

+ Mỗi ngày tăng liều lên gấp đôi (dùng 2 lần/ngày) cho đến khi đạt được liều khuyến cáo sử dụng.

+ Duy trì liều khuyến cáo (2 lần/ngày) này trong 3 ngày, sau đó sử dụng tổng liều là 1 lần/ngày (ví dụ: duy trì 3 ngày liều INH 150mg x 2lần/ngày x 3 ngày, sau đó tiếp tục điều trị các ngày sau là 300mg/1 lần mỗi ngày).

+ Nếu phản ứng phát triển trong suốt thời gian giải mẫn cảm thì giảm liều đến liều cao nhất trước kia mà không gây ra phản ứng và bắt đầu tăng dần từng lượng nhỏ liều.

- Giải mẫn cảm nhanh: Tạo ra tình trạng dung nạp thuốc tạm thời với thuốc gây ra phản ứng quá mẫn. Nhắc lại từng liều nhỏ và tăng dần liều dị nguyên gây dị ứng và sau mỗi khoảng thời gian cố định và thực hiện liều và khoảng cách tăng liều dựa trên lượng giá triệu chứng ở từng cá thể người bệnh. Giải mẫn cảm chỉ nên thực hiện theo mô hình một (một y tá, một BN), có kinh nghiệm cấp cứu và đầy đủ phương tiện cấp cứu.

+ Giải mẫn cảm nhanh với INH tham khảo theo bảng dưới, thực hiện liều và khoảng cách tăng liều dựa trên lượng giá triệu chứng ở từng cá thể người bệnh.

 

Thi gian

Liều (mg)

Sáng

8:00

0.1

8:15

0.5

8:30

1.0

8:45

2.0

9:00

4.0

9:30

8.0

10:00

16

10:30

32

11:30

50

Chiều

1:30

100

2:30

150

3:00

150

Ngày tiếp theo

Tiếp tục 150mg mỗi 12h

+ Giải mẫn cảm nhanh với Rifampicin và Ethambutol tham khảo theo bảng dưới, thực hiện liều và khoảng cách tăng liều dựa trên lượng giá triệu chứng ở từng cá thể người bệnh.

Thời gian bắt đầu sử dụng

Rifampicin (mg)

Ethambutol (mg)

8:00

0.1

0.1

8:45

0.5

0.5

9:30

1.0

1.0

10:15

2.0

2.0

11:00

4.0

4.0

11:45

8.0

8.0

12:30

16

16

13:15

32

32

14:00

50

50

14:45

100

100

15:30

150

200

16:00

300

400

Ngày tiếp theo (6:00 sáng)

300 hai lần/ngày

400 ba lần/ngày

+ Corticoid có thể được sử dụng nếu việc giải mẫn cảm là cấp bách, cụ thể:

° Lao nặng.

° ADR nặng.

° Quá mẫn với nhiều hơn một thuốc.

+ Người bệnh nên sử dụng liều hàng ngày sau khi hoàn tất quá trình giải mẫn cảm (không sử dụng phác đồ 2 lần mỗi tuần hoặc 3 lần mỗi tuần).

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202105164263_QD-BYT_294585.doc .....(xem tiếp)

  • Hướng dẫn lấy đờm làm xét nghiệm
  • Sơ đồ quy trình chẩn đoán lao phổi AFB (-)
  • Sơ đồ chẩn đoán lao kháng thuốc
  • Sơ đồ quy trình chẩn đoán lao phổi ở người HIV (+) không có dấu hiệu nặng
  • Sơ đồ quy trình chẩn đoán lao phổi ở người HIV (+) có dấu hiệu nặng
  • Sơ đồ hướng dẫn quy trình chẩn đoán bệnh lao phổi trẻ em
  • Sơ đồ hướng dẫn quy trình chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em
  • Liều lượng thuốc chống lao
  • Nhận dạng thuốc gây tác dụng không mong muốn và giải mẫn cảm
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Mục tiêu

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đặc điểm bệnh nhân

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán đau xơ cơ ở người lớn
    Câu hỏi ôn tập
    Điều trị rối loạn trầm cảm do rượu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space