Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Hình thành chẩn đoán

(Tham khảo chính: Võ Thành Liêm )

Chẩn đoán được xem là một bước trung gian (không phải là mục đích) trong tiến trình chăm sóc – điều trị bệnh nhân. Để có được chẩn đoán đúng, bác sĩ cần phải thực hiện tốt các bước thu thập thông tin, phân tích thông tin, xây dựng danh sách các chẩn đoán có thể có, lượng giá các tham số để chọn ra một chẩn đoán chính và các chẩn đoán phân biệt. 
Trong đó, bước cuối cùng đòi hỏi bác sĩ phải quyết định trên cơ sở vận dụng kiến thức về xác suất từng bệnh (xem thêm bài nghiệm pháp chẩn đoán), mức độ nguy hiểm của bệnh, điều kiện chuyên môn đơn vị, thể trạng của người bệnh, tiên lượng của người bệnh…. Việc tích hợp tất cả các yếu tố cho phép chúng ta quyết định được phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Ví dụ như bệnh nhân có lý do khám bệnh là đau vùng thượng vị thì có xác suất cao chẩn đoán bệnh loét dạ dày, hay nói cách khác là nếu chẩn đoán bệnh loét dạ dày thì khả năng đúng cao. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ, khi này chẩn đoán loét dạ dày không còn ưu tiên nữa, một chẩn đoán về viêm đường mật, viêm tụy hoặc cũng có thể là giai đoạn đầu của bệnh viêm ruột thừa. Ở đây, các chẩn đoán này được đạt ra trên cơ sở đánh giá mức độ nặng của bệnh, mức tiên lượng xấu yêu cầu phải có sự quan tâm phù hợp. (xem thêm bài xây dựng chẩn đoán)

  • Hình thành chẩn đoán
  • Đánh giá mức độ bệnh
  • Điều trị tương ứng với tình trạng bệnh
  • Theo dõi đáp ứng điều trị của người bệnh
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    DAUNORUBICIN

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mất ngủ thoáng qua

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sử dụng thuốc an toàn

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Gout
    bài làm 6
    1671
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space