Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đánh giá mức độ bệnh

(Tham khảo chính: Võ Thành Liêm )

Sau khi có được chẩn đoán chính và các chẩn đoán phân biệt, bước kế tiếp là đánh giá mức độ nặng của người bệnh. Nói một cách khác, chúng ta cần xác định bệnh nhân đang ở tình trạng cấp cứu hay không? Bệnh nhân có thể theo dõi điều trị ngoại trú hay phải nhập viện điều trị nội trú? Bệnh nhân cần biện pháp can thiệp tích cực hoặc trì hoãn. Ví dụ như trường hợp bệnh nhân nhiễm trùng tiểu trên với sốt nhẹ, vấn đề đặt ra là đánh giá bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú hay nội trú!
Cũng cần phân biệt với mức độ nặng của bệnh theo lý thuyết và theo thực tế. Sách giáo khoa sẽ cung cấp thông tin vệ mức độ nặng của từng bệnh, đó là theo lý thuyết. Tuy nhiên khi áp dụng vào bệnh nhân cụ thể, khi cân nhắc các yếu tố khác nhau về bệnh nhân, về bối cảnh, về giai đoạn - diễn tiến của bệnh thì chúng ta sẽ có khái niệm mức độ nặng thực tế của người bệnh. Cụ thể, bệnh viêm phổi là nặng. Nếu nó xuất hiện ở người 40 tuổi thì nguy cơ có thể được xem là mức độ trung bình. Nhưng nếu có thêm thông tin rằng người này đang bị yếu liệt ½ người do xuất huyết dị dạng mạch máu não thì nguy cơ lại ở mức độ cao và nhất là trong trường hợp người này sống một mình, không gia đình thì nguy cơ sẽ ở mức độ rất cao.

  • Hình thành chẩn đoán
  • Đánh giá mức độ bệnh
  • Điều trị tương ứng với tình trạng bệnh
  • Theo dõi đáp ứng điều trị của người bệnh
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Phòng bệnh

    5165/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chẩn đoán mức độ nặng của cơn hen

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cận lâm sàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị covid-19 do chủng vi rút corona mới (sars-cov-2)
    Phát hiện sớm - can thiệp sớm trẻ khuyết tật vận động
    Nguyên tắc điều trị
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space