1. Tổ chức thực hiện dự phòng cấp 1:
Tiêm vắc xin HPV:
Vắc xin HPV được khuyến cáo tiêm cho trẻ em gái từ 9- 14 tuổi (thuộc nhóm đối tượng ưu tiên 1). Tuy nhiên, hiện tại giá thành của vắc xin HPV là một rào cản cho tiếp cận vắc xin của hầu hết các trẻ em gái. Bên cạnh đó, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp nên viện trợ quốc tế và sự hỗ trợ của GAVI cho tiêm chủng giảm nhanh. Với sự huy động kinh phí từ nguồn lực địa phương, song song với việc thương thảo với các công ty sản xuất vắc xin HPV để giảm giá vắc xin hợp lý sẽ tạo điều kiện cho các trẻ em gái trên toàn quốc có thể tiếp cận tới vắc xin này.
Theo định hướng, vắc xin HPV sẽ được triển khai cho trẻ em gái trong một lứa tuổi nhất định (một lứa tuổi trong độ tuổi từ 9- 14 tuổi) trong hệ thống tiêm chủng mở rộng nhưng dựa vào nguồn kinh phí địa phương và theo một lộ trình nhất định. Lộ trình gồm các bước:
i) Triển khai giai đoạn đầu tại một số tỉnh/thành phố có khả năng huy động nguồn lực;
ii) Từng bước nhân rộng ra các tỉnh/thành khác dựa trên những kinh nghiệm của giai đoạn triển khai ban đầu;
iii) Mở rộng triển khai trong tương lai.
Các hoạt động vận động chính sách, đào tạo/tập huấn cho hệ thống TCMR là những nội dung không thể thiếu trong lộ trình này.
Tiêm vắc xin HPV cho các đối tượng khác được triển khai tại các điểm tiêm vắc xin dịch vụ.
2. Tổ chức thực hiện dự phòng cấp 2 và 3: Sàng lọc và điều trị
2.1. Cơ sở có khả năng xét nghiệm tế bào cổ tử cung đầy đủ
Các cơ sở y tế tuyến trung ương, tuyến tỉnh và một số ở tuyến quận/huyện với khả năng xét nghiệm tế bào cổ tử cung đầy đủ, có khả năng thực hiện soi cổ tử cung và xét nghiệm mô bệnh học có thể triển khai sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng ít nhất 1 trong 3 phương pháp: tế bào cổ tử cung, VIA/VILI, HPV hoặc phối hợp giữa các phương pháp trên.
Các trường hợp có kết quả sàng lọc bất thường được chỉ định soi cổ tử cung ± sinh thiết (nếu có chỉ định). Các trường hợp có tổn thương CIN 2 hoặc CIN 3 được khẳng định bằng mô bệnh học sẽ được điều trị bằng phương pháp áp lạnh, LEEP hoặc khoét chóp, trong đó ưu tiên các phương pháp cắt bỏ. Tái khám tại thời điểm 6 tháng – 1 năm sau điều trị.
Xử trí cụ thể sau sàng lọc theo mỗi phương pháp: xem phần Phụ lục.
Lưu đồ 6.1: Dành cho cơ sở y tế có đủ khả năng làm tế bào CTC (xem chi tiết trong phần Phụ lục của tài liệu này).
Cơ sở có đủ khả năng làm tế bào CTC:
Tuyến Trung ương, Tỉnh và một số quận/huyện
|
CIN2+: Điều trị bằng áp lạnh / khoét chóp / LEEP
|
Tái khám sau 6 tháng - 1 năm
|
2.2. Cơ sở có khả năng xét nghiệm tế bào cổ tử cung hạn chế
Các cơ sở y tế tuyến huyện và xã với khả năng xét nghiệm tế bào cổ tử cung hạn chế (không có phòng xét nghiệm và/hoặc không có cán bộ chuyên môn đọc bệnh phẩm tế bào) có thể lấy bệnh phẩm tế bào / HPV gửi lên tuyến trên để xét nghiệm; hoặc sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng VIA/VILI.
Các trường hợp có kết quả sàng lọc bất thường sẽ được chỉ định soi cổ tử cung ± sinh thiết (nếu có chỉ định), tương tự Lưu đồ 1. Nếu VIA (+) và không có điều kiện soi cổ tử cung có thể thực hiện lại VIA tại tuyến huyện trở lên và điều trị nếu VIA lần 2 (+). Tái khám tại thời điểm 6 tháng – 1 năm sau điều trị.
Xử trí cụ thể sau sàng lọc theo mỗi phương pháp: xem phần Phụ lục.
Cơ sở có khả năng làm tế bào CTC hạn chế:
Tuyến xã, huyện
|
VIA, chuyển tuyến nếu VIA (+)
|
CIN2+: Điều trị bằng áp lạnh / khoét chóp / LEEP
|
VIA(+): Điều trị bằng áp lạnh / LEEP
|
Tái khám sau 6 tháng - 1 năm
|
Lấy bệnh phẩm tế bào / HPV gửi lên tuyến trên
|
Xử trí như Lưu đồ 1, tại tuyến huyện trở lên
|
Lưu đồ 6.2: Dành cho cơ sở y tế có khả năng làm tế bào CTC hạn chế.
3. Quản lý người bệnh và chuyển tuyến
3.1. Mô hình quản lý người bệnh
3.1.1. Mục đích:
- Cán bộ y tế quản lý được số lượng và nắm được tình hình bệnh nhân tiền ung thư và UTCTC tại địa bàn mình quản lý.
- Hướng dẫn bệnh nhân thăm khám định kỳ.
- Tư vấn cho bệnh nhân khi cần thiết
- Cung cấp được thông tin thống kê về tình hình bệnh nhân tiền UTCTC/ UTCTC cho các cơ quan quản lý cấp trên khi cần thiết
3.1.2. Hình thức quản lý:
Quản lý theo trường hợp bệnh.
3.1.3. Mô hình quản lý
Quản lý tại tuyến xã theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
3.1.4. Nội dung thông tin quản lý ca bệnh
- Sử dụng mẫu Sổ theo dõi, quản lý bệnh không lây nhiễm (Mẫu sổ A12/YTCS) ban thành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày ngày 14/8/2014, quy định Hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, quận.huyện và phường/xã.
3.1.5. Cách ghi nhận ca bệnh
- Trạm y tế xã ghi nhận các trường hợp bệnh vào số sau khi có có phản hồi thông tin chuyển tuyến từ các tuyến trên về cho Trạm y tế phường/xã. Lưu ý: chỉ ghi nhận các bệnh nhân được chẩn đoán có tổn thương tiền UTCTC hoặc được chẩn đoán là UTCTC
3.1.6. Giám sát và báo cáo:
- Việc giám sát quản lý trường hợp bệnh sẽ được thực hiện trong các đợt giám sát chung của tuyến trên, hoặc có thể được thực hiện bởi các đợt giám sát riêng lẻ. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng năm và đột xuất tùy theo nhu cầu.
- Đơn vị thực hiện giám sát: Bộ Y tế (thông qua Vụ Sức khỏe BMTE), Sở Y tế, TT CSSSKSS tỉnh hoặc TT Y tế quận/huyện.
3.2. Chuyển bệnh nhân từ tuyến dưới lên tuyến trên
3.2.1. Về chuyên môn: Thực hiện chuyển tuyến theo đúng quy định chung của Bộ Y tế.
3.2.2. Về thủ tục hành chính (Giấy/Phiếu chuyển tuyến): Bệnh nhân cần được cấp Giấy/ Phiếu chuyển tuyến theo quy định của Bộ Y tế.
3.2.3. Đơn vị chuyển bệnh nhân từ tuyến dưới lên tuyến trên:
- Tuyến xã
- Nếu kết quả sàng lọc (+): chuyển lên tuyến huyện.
- Nếu kết quả sàng lọc (+) và nghi ngờ ung thư: chuyển thẳng lên tuyến tỉnh hoặc trung ương.
- Tuyến quận/huyện:
- Nếu kết quả sàng lọc (+) và không nghi ngờ ung thư: thực hiện các phương pháp chẩn đoán hoặc có thể điều trị ngay.
- Nếu nghi ngờ ung thư hoặc không đủ điều kiện điều trị: chuyển thẳng lên tuyến tỉnh hoặc trung ương.
- Tuyến tỉnh:
- Nếu kết quả sàng lọc (+) và không nghi ngờ ung thư: thực hiện các phương pháp chẩn đoán để khẳng định tổn thương trước khi điều trị.
- Nếu nghi ngờ ung thư hoặc không đủ điều kiện điều trị: chuyển thẳng lên tuyến trung ương.
Sơ đồ 6.1. Sơ đồ mô hình chuyển tuyến.
3.3. Phản hồi thông tin từ tuyến trên cho tuyến dưới:
3.3.1. Mục đích:
- Thông tin cho tuyến dưới biết được chẩn đoán của tuyến trên. Trong trường hợp chẩn đoán của tuyến trên khác với tuyến dưới thì thông tin này sẽ giúp cho tuyến dưới rút được kinh nghiệm để có chẩn đoán chính xác hơn trong những trường hợp tiếp theo.
- Giúp cho tuyến trên có kế hoạch triển khai giám sát hỗ trợ để nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới.
- Giúp cho tuyến dưới có kế hoạch triển khai quản lý ca bệnh tại địa bàn của mình đối với các trường hợp được chẩn đoán và điều trị tiền UTCTC / UTCTC.
3.3.2. Nguyên tắc:
- Tuyến trên chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân của tuyến dưới thì cần phản hồi thông tin cho tuyến dưới.
- Bệnh nhân đến từ tuyến dưới nào thì tuyến trên sẽ phản hồi thông tin về tuyến đó
3.3.3. Đơn vị phản hồi thông tin cho tuyến dưới:
- Tuyến Trung ương: Bệnh viện chuyên khoa phụ sản đầu ngành, các bệnh viện Trung ương có khoa sản.
- Tuyến tỉnh: TTCSSKSS, Bệnh viện đa khoa Tỉnh hoặc Bệnh viện phụ sản nhi tỉnh.
- Tuyến huyện: TTYT quận/huyện, BV đa khoa quận/huyện
3.3.4. Đơn vị nhận phản hồi thông tin:
- Tuyến tỉnh: Nhận phản hồi thông tin từ tuyến trung ương trong trường hợp BN từ tuyến tỉnh được chuyển trực tiếp lên tuyến trung ương hoặc do BN tự đến tuyến trung ương.
- Tuyến quận/huyện và tuyến phường/xã: Nhận phản hồi thông tin từ tuyến tỉnh trong trường hợp BN từ tuyến quận/huyện và tuyến phường/xã được chuyển trực tiếp lên tuyến tỉnh hoặc do BN tự đến tuyến tỉnh
- Tuyến phường/xã: Nhận phản hồi thông tin từ tuyến quận/huyện trong trường hợp BN từ tuyến phường/xã được chuyển trực tiếp lên tuyến quận/huyện hoặc do BN tự đến tuyến quận/huyện
3.3.5. Cách thức phản hồi thông tin:
Thông tin phản hồi cho tuyến dưới cần được thực hiện dưới hình thức văn bản để còn lưu trữ và có bằng chứng về hoạt động chuyển tuyến cũng như phục vụ công tác quản lý
3.3.6. Thời gian phản hồi thông tin:
- Hàng tháng.
- Ngày phản hồi linh hoạt và phù hợp với thời gian báo cáo tháng về sàng lọc UTCTC của đơn vị phản hồi thông tin.
3.3.7. Nội dung thông tin phản hồi:
- Theo mẫu tại Phụ lục của hướng dẫn này.
3.3.8. Người thực hiện phản hồi thông tin:
- Là cán bộ đầu mối chịu trách nhiệm về sàng lọc UTCTC của các đơn vị.
|