1. Truyền thông thay đổi hành vi
Mục đích của truyền thông là trao quyền cho các cá nhân đưa ra quyết định về việc thay đổi
hành vi, lối sống làm tăng nguy cơ lây nhiễm HPV và tăng cường hành vi tốt cho sức khoẻ từ đó làm
giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Các thông điệp cho truyền thông được xây dựng dựa trên các
bằng chứng khoa học và cần được điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng truyền thông. Các
thông điệp này cần đầy đủ và toàn diện các biện pháp để phòng ngừa và kiểm soát ung thư cổ tử
cung (như hành vi, lối sống, tiêm phòng vắc xin HPV cho trẻ em gái, sàng lọc và điều trị cho phụ nữ).
Đa dạng hoá các hình thức truyền thông dựa trên trên các kênh truyền thông hiện có và hiệu
quả:
- Sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng như chương trình truyền hình, truyền
thanh, báo, tạp chí… để phổ biến kiến thức về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung cho toàn
bộ cộng đồng.
- Sử dụng hình thức truyền thông trực tiếp qua tư vấn cá nhân, thảo luận nhóm hoặc
các buổi họp cộng đồng.
- Ứng dụng công nghệ trong truyền thông như Internet và tin nhắn trên điện thoại di
động…có thể hữu ích trong việc cung cấp thông tin một cách chính xác.
Các thông điệp truyền thông phù hợp cho từng nhóm đối tượng. Cụ thể:
- Thông điệp chung cho toàn bộ cộng đồng:
Thông tin cơ bản về ung thư cổ tử cung: Gánh nặng bệnh tật, nguyên nhân (nhiễm
HPV), yếu tố nguy cơ, các biện pháp dự phòng và kiểm soát bệnh.
Nhấn mạnh việc thực hiện lối sống lành mạnh, tiêm phòng vắc xin HPV, sàng lọc và
điều trị cho phụ nữ đều cần thiết, bao gồm:
o Không hút thuốc lá, tăng cường vận động thể lực, dinh dưỡng hợp lý.
o Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn, không quan hệ tình dục quá sớm.
o Tiêm vắc-xin HPV theo khuyến cáo, phù hợp với độ tuổi.
8
o Thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung đối với phụ nữ có quan hệ tình dục từ độ tuổi
21-65 theo lịch trình.
o Khám phụ khoa định kỳ hàng năm hoặc khi có dấu hiệu bất thường ở đường sinh
dục.
- Các thông điệp cho đối tượng đích/khách hàng: Bên cạnh những thông tin chung cho
cộng đồng, đối tượng đích/khách hàng cần cung cấp thêm các thông tin sau:
Các thông tin cụ thể về các dịch vụ dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung sẵn
có, bao gồm các thông tin về nơi cung cấp và chi phí của các dịch vụ này.
Thông tin về vắc xin HPV, bao gồm: loại vắc xin, hiệu quả, đối tượng, lứa tuổi và lịch
trình tiêm.
Thông tin về sàng lọc và điều trị: đối tượng, lứa tuổi, lịch trình thực hiện.
Trả lời những tin đồn, thông tin sai lệch, giả định của khách hàng.
- Thông điệp cho các nhà hoạch định chính sách:
Gánh nặng bệnh ung thư cổ tử cung và so sánh với các vấn đề y tế khác của quốc
gia.
Lợi ích của chương trình phòng ngừa và kiểm soát bệnh ung thư cổ tử cung (bao
gồm lợi ích về y tế và hiệu quả trong chi phí).
Tác động của chương trình phòng ngừa và kiểm soát bệnh ung thư cổ tử cung đến
nguồn ngân sách, hệ thống y tế và việc đáp ứng Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ cũng như các chỉ số
khác của quốc gia.
- Các thông điệp cho cán bộ y tế:
Lợi ích của chương trình phòng ngừa và kiểm soát bệnh ung thư cổ tử cung và sự
tác động đến các dịch vụ y tế hiện có.
Sử dụng các dịch vụ dự phòng ung thư cổ tử cung cũng tạo cơ hội khuyến khích sử
dụng các dịch vụ y tế khác như chăm sóc sức khoẻ vị thành niên, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh
sản.
Những nhu cầu về đầu tư (cho con người và trang thiết bị), hệ thống báo cáo cũng
như kiểm soát chất lượng hoạt động này.
Cung cấp các dịch vụ và kỹ năng tham vấn liên quan đến ung thư cổ tử cung.
2. Vắc xin HPV
2.1. Mở đầu:
Dự phòng UTCTC là hiệu quả nhất thông qua việc tiêm vắc xin HPV cho trẻ em gái và phụ
nữ trẻ.
Tháng 7/2008, vắc xin HPV nhị giá và vắc xin HPV tứ giá đã được Bộ Y tế cấp phép lưu
hành ở Việt nam.
Tháng 4/2009, Tổ chức Y tế thế giới đã chính thức đề nghị các quốc gia đưa vắc xin HPV
vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMRQG).
Tại Việt Nam, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (VSDTTƯ) và Tổ chức PATH đã triển khai
dự án nghiên cứu tổng thể “Vắc xin HPV: Bằng chứng về tác động”. Dự án đã triển khai trên 3 địa
bàn nông thôn, miền núi và thành thị ở 2 khu vực Bắc và Nam (tỉnh Thanh Hóa và thành phố Cần
Thơ). Kết quả nghiên cứu trong hai năm 2009 và 2010 cho thấy, tỷ lệ tiêm chủng cao ở cả hai chiến
lược tiêm chủng tại trường học và tiêm chủng tại cơ sở y tế, với tỷ lệ tiêm rất cao, tương ứng là
96,1% và 98,6%. Tổng số có 13.374 trẻ em gái 10 tuổi được tiêm vắc xin HPV.
Ngày 23/9/2016, Bộ Y tế đã phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia dự phòng và kiểm
soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016-2025”, với một trong những chỉ tiêu là “Tỷ lệ trẻ em gái và
phụ nữ được tiêm vắc-xin HPV đạt ít nhất 25% vào năm 2025”.
9
- Tiêm chủng là biện pháp dự phòng cấp 1 và không thay thế cho biện pháp sàng lọc phát
hiện sớm tổn thương cổ tử cung (biện pháp dự phòng cấp 2) cũng như các biện pháp dự phòng phơi
nhiễm HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2.2. Cấu tạo và thành phần vắc xin:
Có 3 loại vắc xin dự phòng HPV với các típ HPV nguy cơ cao đang sẵn có trên thị trường ở
nhiều nước trên thế giới để dự phòng các bệnh liên quan đến HPV: Vắc xin tứ giá được cấp phép lần
đầu tiên vào 2006, vắc xin nhị giá năm 2007 và vắc xin cửu giá vào năm 2014. Sử dụng kỹ thuật tái
tổ hợp DNA, cả 3 vắc xin này được chế từ protein cấu trúc tinh chế L1 sau đó lắp ghép thành các vỏ
rỗng đặc hiệu cho HPV được gọi là các phần tử giống với vi rút HPV (virus-like particle - VLP). Các
vắc xin này không chứa các sản phẩm sinh học sống là DNA của vi rút, do đó không có khả năng lây
nhiễm, và cũng không chứa kháng sinh và chất bảo quản.
Vắc xin HPV nhị giá có tác dụng phòng nhiễm 2 típ HPV 16 và 18 - nguyên nhân của 70%
các trường hợp UTCTC.
Vắc xin HPV tứ giá, chứa 4 típ HPV 6, 11, 16 và 18, ngoài tác dụng phòng nhiễm 2 típ HPV
16, 18 - là nguyên nhân của 70% các trường hợp UTCTC, và còn phòng các bệnh do HPV típ 6, 11
gây ra ở vùng hậu môn sinh dục (sùi mào gà /mụn cóc sinh dục).
Vắc xin HPV cửu giá chứa 9 típ HPV nguy cơ cao: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58 - là
nguyên nhân của 90% các trường hợp UTCTC, và còn phòng các bệnh do HPV típ 6, 11 gây ra ở
vùng hậu môn sinh dục (sùi mào gà /mụn cóc sinh dục).
Các bằng chứng hiện nay cho thấy các vắc xin HPV nhị giá, HPV tứ giá và HPV cửu giá cho
kết quả tương đương về tính hiệu quả, hiệu lực và tính sinh miễn dịch để dự phòng UTCTC gây ra
chủ yếu bởi vi rút HPV típ 16 và 18.
Tháng 4/2009, TCYTTG khuyến cáo các nước nên đưa việc tiêm vắc xin HPV vào chương
trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Tính đến tháng 6 năm 2017, có 90 nước (41%) đã đưa vắc xin
HPV vào chương trình TCMR quốc gia cho trẻ em, trong đó 79 nước tiêm cho trẻ em gái và 11 nước
tiêm cho trẻ em trai.
Các lựa chọn vắc xin HPV đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng phải dựa trên cân nhắc
nhiều yếu tố bao gồm: tỷ lệ nhiễm các típ HPV, UTCTC, các ung thư khác liên quan đến HPV hoặc
các bệnh lý hậu môn sinh dục do HPV; đối tượng đích sẽ được tiêm vắc xin; đặc tính của vắc xin, chi
phí hiệu quả và các cân nhắc khác khi triển khai chương trình.
2.3. Chỉ định
Trẻ em gái và phụ nữ tuổi từ 9-26.
Đối tượng ưu tiên thứ nhất là trẻ em gái từ 9–14 tuổi, trước tuổi quan hệ tình dục.
Đối tượng ưu tiên thứ hai là phụ nữ ≥15 tuổi cho đến 26 tuổi.
2.4. Chống chỉ định
- Những người có phản ứng dị ứng mạnh sau liều tiêm vắc xin HPV trước đó hoặc với bất kỳ
thành phần của vắc xin.
- Phụ nữ mang thai: Hiện có ít số liệu về tính an toàn của vắc xin HPV cho phụ nữ mang thai,
do đó không tiêm vắc xin HPV cho phụ nữ mang thai (nên trì hoãn cho đến khi kết thúc thai kỳ). Nếu
phụ nữ trẻ mang thai sau khi tiêm vắc xin 1 mũi đầu tiên thì những mũi tiếp theo sẽ được hoãn cho
đến khi sinh con. Không nên bỏ, phá thai nếu người đó vô tình được tiêm vắc xin HPV trong khi mang
thai. Phụ nữ cho con bú thì không có chống chỉ định cho việc tiêm vắc xin HPV. Các bằng chứng hiện
nay không cho thấy việc tăng nguy cơ đối với sức khỏe của bà mẹ và với trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc
xin HPV cho phụ nữ cho con bú.
2.5. Đường dùng, liều lượng và lịch tiêm
- Vắc xin HPV được dùng theo đường tiêm bắp ở vùng cơ delta.
- Không cần thiết phải sàng lọc nhiễm HPV hoặc nhiễm HIV trước khi tiêm vắc xin
HPV.
- Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo lịch tiêm như sau:
10
Trẻ em từ 9–14 tuổi: Lịch tiêm 2 liều, mỗi liều 0,5ml, với khoảng cách 6 tháng (không
quá 12-15 tháng)
Đối tượng từ 15 tuổi cho đến 26 tuổi: Lịch tiêm 3 liều, mỗi liều 0,5ml, với khoảng
cách là 0, 1-2 và 6 tháng.
Đối tượng dưới 15 tuổi bị nhiễm HIV / suy giảm miễn dịch: Lịch tiêm 3 liều, mỗi liều
0,5ml, với khoảng cách là 0, 1-2 và 6 tháng.
- Tại Việt Nam, 2 vắc xin được Bộ Y tế cấp phép sử dụng theo lịch sau:
Vắc xin HPV nhị giá: Lịch tiêm cơ bản bao gồm 3 mũi tiêm, mỗi liều 0,5ml, vào thời
điểm tháng thứ 0, 1 và 6.
Vắc xin HPV tứ giá: Lịch tiêm cơ bản bao gồm 3 mũi tiêm, mỗi liều 0,5ml, vào thời
điểm tháng thứ 0, 2 và 6
2.6. Hiệu quả và thời gian bảo vệ
Các bằng chứng hiện nay cho thấy rằng cả 3 vắc xin được cấp phép trên thế giới có hiệu quả
như nhau trong việc dự phòng UTCTC. Về tác động của chương trình tiêm chủng ở mức cộng đồng,
các bằng chứng cho thấy sự giảm bất thường cổ tử cung, giảm mức độ nặng, và làm giảm tỷ lệ hiện
nhiễm các típ HPV nguy cơ cao ở phụ nữ trẻ. Ngoài ra các vắc xin có chứa các típ HPV 6, 11 có hiệu
quả trong việc làm giảm tỷ lệ mới mắc sùi mào gà/mụn cóc hậu môn sinh dục.
Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy hiệu quả dự phòng tổn thương CIN (CIN 1, CIN 2/3)
liên quan đến HPV típ 16 và 18 là 93,2% đối với vắc xin nhị giá, và 96,0% đối với vắc xin tứ giá. Hiệu
quả của vắc xin tứ giá phòng sùi mào gà/ mụn cóc sinh dục liên quan đến HPV típ 6 và 11 là 99,0%.
Thông qua các nghiên cứu lâm sàng trước và sau lưu hành của cả hai loại vắc xin HPV nhị
giá hay tứ giá cho thấy tại thời điểm hiện tại, thời gian bảo vệ đều đạt trên 10 năm. Bên cạnh đó, qua
các mô hình toán học còn cho thấy khả năng bảo vệ kéo dài của vắc xin có thể lên đến 35 năm.
2.7. Miễn dịch chéo:
Ngoài tác dụng bảo vệ chống lại các típ HPV có trong vắc xin, các vắc xin nhị giá và tứ giá
còn bảo vệ chéo với những típ HPV nguy cơ cao không có trong vắc xin, như các típ 31, 33 và 45, là
những típ có liên quan đến khoảng 13% các trường hợp UTCTC
2.8. Tiêm đồng thời với các vắc xin khác:
Vắc xin HPV có thể được tiêm đồng thời với vắc xin sống và bất hoạt khác sử dụng bơm kim
tiêm riêng và tiêm ở vị trí khác.
Việc hoán đổi các vắc xin HPV: hiện ít có bằng chứng về tính an toàn, tính sinh miễn dịch
hoặc hiệu lực của 3 vắc xin HPV khi hoán đổi cho nhau. Do các vắc xin HPV có đặc tính, thành phần,
chỉ định khác nhau nên cố gắng sử dụng cùng loại vắc xin cho tất cả các liều. Tuy nhiên, trong trường
hợp bất khả kháng, nếu vắc xin sử dụng cho liều trước không biết hoặc không có thì sử dụng thay
thế bất kì vắc xin nào có sẵn hiện nay để hoàn thành lịch tiêm theo quy định.
2.9. Tác dụng phụ và biến chứng
Các vắc xin HPV có độ an toàn cao. Các phản ứng sau tiêm vắc xin HPV thông thường là
nhẹ và tồn tại trong một thời gian ngắn. Cho đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới tiếp tục khẳng định cả ba
loại vắc-xin HPV đều an toàn cho các đối tượng trong chỉ định.
- Phản ứng tại chỗ:
Đau là triệu chứng thường gặp nhất tại thời điểm tiêm.
Phản ứng tại chỗ xảy ra phổ biến ở vắc xin nhị giá hơn là vắc xin tứ giá. Phản ứng tại
chỗ tiêm bao gồm đau (92,9% ở vắc xin nhị giá , 71,6% ở vắc xin tứ giá), đỏ (44,3% ở vắc xin nhị giá,
25,6% ở vắc xin tứ giá) và sưng (36,5% ở vắc xin nhị giá, 21.8% ở vắc xin tứ giá).
Đau nặng (đau tự phát hoặc đau mà cản trở hoạt động bình thường) đã được báo
cáo khoảng 6% ở những người được tiêm vắc xin.
- Phản ứng toàn thân:
Các giám sát sau khi cấp phép cho thấy phản ứng toàn thân chủ yếu là nhẹ và tự
khỏi.
Những phản ứng toàn thân nhẹ có thể liên quan đến tiêm vắc xin bao gồm đau đầu,
đau cơ, hoa mắt, chóng mặt, đau khớp, triệu chứng dạ dày ruột (nôn, buồn nôn, đau bụng). Khi so
sánh vắc xin nhị giá và tứ giá thì các phản ứng toàn thân là tương đương như nhau (ngoại trừ triệu
11
chứng mệt là 49,8% và 39,8% và đau cơ 27,6% và 19,6%, tương ứng đối vói vắc xin nhị giá và tứ
giá) .
Ngất sau tiêm vắc xin cũng được báo cáo, cũng giống như nhiều vắc xin khác nhưng
có thể hạn chế được bằng việc chuẩn bị bệnh nhân phù hợp..
- Các giám sát sau sau cấp phép về tính an toàn của vắc xin tứ giá và vắc xin nhị giá ở
phụ nữ 18–45 tuổi cho thấy không có sự khác biệt về sự xuất hiện các bệnh mãn tính mới bao gồm
bệnh tự miễn. Các số liệu khẳng định rằng vắc xin HPV không làm tăng nguy cơ mắc các hội chứng
Guillain-Barré, hội chứng đau ở các chi, và hội chứng tim nhịp nhanh sau tiêm vắc xin HPV.
2.9. Bảo quản vắc xin :
Bảo quản ở nhiệt độ 2-8 o C. Vắc xin nhạy cảm với đông băng.
2.10. Theo dõi và giám sát và đánh giá hiệu quả tiêm chủng:
- Theo dõi tỷ lệ hiện nhiễm các típ HPV ở các quần thể phụ nữ trẻ, có hoạt động tình
dục sẽ sớm cung cấp thông tin về chỉ số hiệu quả của vắc xin.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng báo cáo đăng kí ca bệnh ung thư nói chung và
UTCTC nói riêng một cách toàn diện.
- Cần phải triển khai đăng ký ung thư dựa vào cộng đồng để đánh giá tác động của
vắc xin HPV và tầm soát ung thư cổ tử cung.
- Giám sát tính an toàn của vắc xin HPV. Tiến hành điều tra kịp thời và kỹ lưỡng bất kì
một phản ứng sau tiêm vừa và nặng nào có thể liên quan đến vắc xin để xác định rõ nguyên nhân
nhằm duy trì lòng tin của người dân với vắc xin HPV.
|