Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị đái tháo đường thai kỳ bằng thuốc

(Tham khảo chính: 1470/QĐ-BYT )

5.1. Nguyên tắc điều trị
- Kiểm soát glucose huyết tương đạt mục tiêu hoặc càng gần mục tiêu càng tốt nhưng không có nguy cơ gây hạ glucose huyết tương hoặc gây hạ glucose huyết tương quá mức.
- Điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện mức vừa phải trong 30 phút (nếu không có chống chỉ định tập luyện).
- Nếu việc thay đổi lối sống không đủ để duy trì glucose huyết tương đạt mục tiêu thì phối hợp với insulin.
- Thai phụ mắc ĐTĐTK cần được sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường, bác sĩ sản khoa và bác sĩ dinh dưỡng.
5.2. Mục tiêu điều trị
Được sự đồng thuận của nhiều tổ chức (ACOG, ADA, Endocrine Society, NICE); có thể sử dụng glucose huyết tương mao mạch để đánh giá và theo dõi điều trị. Mục tiêu kiểm soát glucose huyết tương (Bảng 4)
Lưu ý: HbA1C: < 6% (kiểm tra 1 tháng 1 lần) và không có biểu hiện hạ đường máu.
5.3. Điều trị bằng thuốc
- Hiện nay tại Việt Nam, insulin là thuốc duy nhất được chấp nhận sử dụng trên phụ nữ mang thai.
- Chỉ định điều trị insulin:
+ Glucose huyết tương không đạt mục tiêu điều trị sau 1 đến 2 tuần áp dụng chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý (trên 50% số mẫu xét nghiệm không đạt mục tiêu điều trị); hoặc
+ Glucose huyết tương cao. Mức glucose huyết tương lúc đói > 126 mg/dL hoặc glucose huyết tương bất kỳ > 200 mg/dL: cần xem xét điều trị ngay; hoặc
+ Thai to hơn so với tuổi thai: trong 3 tháng giữa thai kỳ có thể lưu ý khi chu vi bụng thai nhi ở 28 -32 tuần có BPV > 75th. Những ngày trước sanh kích thước thai trên siêu âm với chu vi bụng > 370 mm hoặc > BPV 95 th (cân nặng ước lượng > bách phân vị 95 của tuổi thai hay Chu vi vòng bụng > bách phân vị 95 của tuổi thai)
- Liều lượng insulin và số mũi tiêm: Liều lượng insulin và số mũi tiêm insulin phụ thuộc vào mức tăng glucose huyết tương, hình thái tăng glucose huyết tương, tuổi thai, tình trạng kháng insulin, stress, nhiễm trùng.... Nếu người bệnh chỉ bị tăng glucose huyết tương lúc đói thì chỉ cần tiêm insulin nền (basal) tác dụng kéo dài hoặc bán chậm là đủ. Nếu người bệnh chỉ bị tăng glucose huyết tương sau ăn thì cần tiêm mũi insulin tác dụng nhanh (phóng hay bolus) trước các bữa ăn có glucose tăng cao. Nếu người bệnh bị tăng cả glucose huyết tương lúc đói và sau ăn thì phải phối hợp tiêm cả mũi Insulin nên và phóng trước các bữa ăn. Như vậy, tùy tình trạng tăng glucose huyết tương mà có thể tiêm cho bệnh nhân từ 1 mũi cho đến 4 mũi, thậm chí 5 mũi tiêm insulin trong ngày.
+ Nếu người bệnh chỉ tăng glucose huyết tương buổi sáng lúc đói thì phác đồ sử dụng Insulin nền được khuyến cáo. Có thể sử dụng insulin NPH hoặc insulin tác dụng kéo dài (Detemir). Liều khởi đầu 0,1 IU/kg/ngày (trọng lượng thực) nếu glucose huyết tương buổi sáng lúc đói thường xuyên bằng hoặc trên 5,3 mmol/L (95mg/L) và dưới 7 mmol/L (180mg/dL). Chỉnh liều Insulin cứ 2 - 3 ngày/lần, mỗi lần thêm 1 - 2 IU cho đến khi đạt mục tiêu điều trị.
+ Nếu glucose huyết tương sau ăn tăng (bằng hoặc trên 7,8 mmol/L (140 mg/dL) sau ăn 1 giờ, hoặc bằng hoặc trên 6,7 mmol/L (120 mg/dL) sau ăn 2 giờ và dưới 11,1 mmol/L (200 mg/dL)) thì sử dụng insulin nhanh (regular, lispro, aspart) tiêm trước các bữa ăn. Số mũi tiêm phụ thuộc vào số các bữa ăn có tăng glucose huyết tương, có thể tiêm từ 1 đến 3 mũi tiêm. Liều khởi đầu từ =< 0,1 IU/kg/bữa ăn. Chỉnh liều insulin 2 - 3 ngày/lần, mỗi lần tăng 1 - 2 đơn vị cho đến khi glucose huyết tương đạt mục tiêu.
+ Nếu glucose huyết tương tăng cả lúc đói và sau ăn, thì phác đồ tiêm insulin nền - phóng (basal - bolus) được sử dụng. Liều lượng và chỉnh liều tương tự trên.
+ Nếu glucose huyết tương lúc đói của bệnh bằng hoặc lớn hơn 7 mmol/L (126 mg/dL) và/hoặc glucose huyết tương sau ăn bằng hoặc lớn hơn 11,1 mmol/L (200 mg/dL) - ĐTĐ thực sự, thì chuyển bệnh nhân sang bác sỹ chuyên khoa Nội tiết để theo dõi điều trị.
+ Thời gian chỉnh liều Insulin phụ thuộc vào mức độ tăng glucose huyết tương, có thể chỉnh liều sau 1-3 ngày điều trị.
+ Trong quá trình điều trị cần tránh để tình trạng tăng glucose huyết tương (>7,8 mmol/L) hoặc hạ glucose huyết tương (<3,3 mmol/L) kéo dài.
- Các loại Insulin được sử dụng và thời gian tác dụng:
Bảng 7. Các loại insulin dùng trong thai kỳ

Loại insulin

Bắt đầu tác dụng

Đỉnh tác dụng

Thời gian tác dụng

Nhanh

 

 

 

Regular

1/2 - 1 giờ

2 - 4 giờ

6 - 8 giờ

Lispro/Aspart

< 15 phút

1 - 2 giờ

3 - 5 giờ

Glulisine

Chưa được chấp thuận

Bán chậm

 

 

 

NPH

1 - 2 giờ

6 - 10 giờ

+ 12 giờ

Kéo dài

 

 

 

Detemir

1 giờ

Không có đỉnh

12 - 24 giờ

Glargine

Chưa được chấp thuận

Degludec

Chưa được chấp thuận

Có thể sử dụng các loại Insulin trộn sẵn như mixtard 30/70, novomixed 30/70, humalog 25/75, 50/50, humulin 30/70 để điều trị (tham khảo bác sỹ Nội tiết).
5.4. Sử dụng isulin nếu có chỉ định mổ lấy thai
- Ngày trước phẫu thuật: dùng insulin tối hôm trước phẫu thuật (Insulin nền) bình thường (nếu có).
- Ngày mổ: nhịn ăn từ 0 giờ, thử glucose huyết tương đói, ngưng mũi insulin cữ sáng
- Nên mổ trong buổi sáng ngày mổ, nếu 12 giờ chưa được mổ: thử glucose huyết tương mao mạch và xử trí tùy kết quả. Nếu có dấu hiệu của hạ glucose huyết tương thì xử trí phù hợp.
 

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202501061470_QD-BYT_611911.doc .....(xem tiếp)

  • Theo dõi tiền sản
  • Theo dõi thai phụ trong và sau đẻ
  • Dự phòng đái tháo đường thai kỳ: Điều chỉnh lối sống
  • Liệu pháp dinh dưỡng
  • Điều trị đái tháo đường thai kỳ bằng thuốc
  • Theo các cấp khám bệnh, chữa bệnh:
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Các bước tổ chức, chuẩn bị

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Triển khai thêm chức năng dự phòng cho đơn vị

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các bệnh lý khác

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VIÊM VÙNG CHẬU
    Mục tiêu
    BBBQGKB công văn vv hỗ trợ cán bộ công tác tại phòng khám đa khoa chất lượng cao sài gòn

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 16/02/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space