- Glucose huyết tương tĩnh mạch dùng để chẩn đoán, glucose huyết tương mao mạch dùng để theo dõi.
- Khuyến cáo phụ nữ bị ĐTĐTK kiểm soát glucose huyết tương mao mạch đạt mục tiêu hoặc càng gần bình thường càng tốt, nhưng không có nguy cơ hoặc không gây hạ glucose huyết tương.
- Khuyến cáo xử trí ban đầu ĐTĐTK nên bao gồm: điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện ở mức vừa phải trong 30 phút/ngày hoặc hơn.
- Khuyến cáo dùng các biện pháp làm hạ glucose huyết tương mao mạch, nếu việc thay đổi lối sống không đủ để duy trì glucose huyết tương mao mạch đạt mục tiêu ở các phụ nữ bị ĐTĐTK.
Phụ nữ bị ĐTĐTK cần được theo dõi và kiểm soát glucose huyết tương bởi các bác sĩ Sản khoa (đã được tập huấn về ĐTĐTK) và/hoặc bác sỹ chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường.
Bên cạnh quản lý chỉ số đường huyết, cần lưu ý tăng cân hợp lý trong thai kỳ - liên quan tỷ lệ thuận với tăng trưởng thai nhi.
Xử trí sản khoa như thai kỳ bình thường nếu đường huyết ổn định
Bảng 5. Khuyến cáo về mức tăng cân trong thai kỳ (tiêu chuẩn Châu Á)
BMI trước khi mang thai
|
Tăng cân (kg)
|
Mức tăng cân trung bình trong quý 2 và quý 3 thời kỳ mang thai (kg/tuần)
|
Thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5 kg/m2)
|
12,5 - 18
|
0,51 (0,44 - 0,58)
|
Bình thường (BMI: 18,5-22,9 kg/m2)
|
11,5 - 16
|
0,42 (0,35 - 0,50)
|
Thừa cân (BMI: 23,0 - 24,9 kg/m2)
|
7 - 11,5
|
0,28 (0,23 - 0,33)
|
Béo phì (BMI > 24,9 kg/m2)
|
5 - 9
|
0,22 (0,17 - 0,27)
|
(1) Điều trị tiết chế đối với ĐTĐTK:
- Dinh dưỡng và vận động theo chế độ dành cho thai phụ có ĐTĐTK.
- Theo dõi với glucose huyết tương mao mạch: khi đói và sau ăn 1 hoặc 2 giờ (tùy theo đánh giá của bác sĩ Sản hoặc đề nghị của bác sĩ Nội Tiết), hướng dẫn cách ghi kết quả - có phiếu theo dõi đường huyết.
- Hướng dẫn thai phụ cách đếm và theo dõi cử động thai mỗi ngày.
- Đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi bằng Non stress test (NST) mỗi tuần 1-2 lần, có thể kết hợp đánh giá lượng ối qua siêu âm (Bio-Physical cải biên)
- Kết hợp vận động trong thai kỳ
Bảng 6. Các hoạt động thể chất trong thai kỳ
Khuyến cáo hoạt động thể chất cho thai phụ bị ĐTĐTK
|
- Ít nhất 30 phút / ngày
- Đi bộ hoặc tập tay lúc ngồi trong 10 phút sau ăn
- Trước khi mang thai tích cực tập luyện cần duy trì tập luyện trong thai kỳ
|
(2) Điều trị insulin đối với ĐTĐTK (hoặc ĐTĐ và thai kỳ) - không biến chứng cấp
- Khám và sử dụng liều insulin theo ý kiến của chuyên khoa Nội tiết.
- Xét nghiệm glucose huyết tương mao mạch khi đói và sau ăn 1 hoặc 2 giờ (tùy theo đánh giá của bác sĩ Sản hoặc đề nghị của bác sĩ Nội Tiết), lặp lại mỗi ngày (nếu chưa vào chuyển dạ).
- Điều chỉnh liều insulin nhằm ổn định glucose huyết tương mao mạch mục tiêu.
- Hội chẩn lại chuyên khoa Nội tiết khi glucose huyết tương mao mạch không ổn định hoặc hội chẩn chuyên khoa Sản nếu nghi có bất thường tăng trưởng thai nhi.
- Hướng dẫn thai phụ cách đếm và theo dõi cử động thai mỗi ngày.
- Đánh giá tình trạng thai nhi bằng Non stress test (NST) mỗi tuần 1 lần nếu thai cử động đều, hoặc 2 lần mỗi tuần khi thai cử động yếu từ 31 tuần tuổi thai. Có thể kết hợp: Non stress test với xem lượng ối qua siêu âm (BPP cải biên)
- Dinh dưỡng và vận động theo chế độ dành cho thai phụ có ĐTĐTK (do bệnh viện hướng dẫn và cung cấp).
- Nếu glucose huyết tương ổn định: Chấm dứt thai kỳ ở tuổi thai 39 tuần hoặc khi có chỉ định sản khoa.
- Nếu glucose huyết tương không ổn định: Cân nhắc chấm dứt thai kỳ sớm hơn 39 tuần hoặc khi có chỉ định sản khoa.
Lưu ý:
Trong đái tháo đường thai kỳ nguy cơ trẻ sơ sinh suy hô hấp cao hơn thai ký bình thường do trưởng thành phổi thai muộn hơn.
Dùng Corticoides có thể làm tăng glucose huyết tương.
(3) Điều trị Insulin đối với ĐTĐTK (hoặc ĐTĐ và thai kỳ) - có biến chứng cấp (nhiễm toan cetone, tăng áp lực thẩm thấu máu, hạ đường huyết...)
- Biến chứng có thể được chẩn đoán trước nhập viện hoặc trong quá trình theo dõi điều trị nội trú.
- Cần được hội chẩn hoặc điều trị bởi chuyên khoa Nội tiết
- Xét nghiệm glucose huyết tương đói, sau ăn 1 giờ, sau ăn 2 giờ hay số lần xét nghiệm glucose huyết tương sẽ do bác sĩ chuyên khoa Nội tiết quyết định, lặp lại mỗi ngày.
- Điều chỉnh liều Insulin sao cho đạt và duy trì ổn định glucose huyết tương mục tiêu.
- Hướng dẫn thai phụ cách đếm và theo dõi cử động thai.
- Đánh giá tình trạng thai nhi bằng Non stress test (NST) mỗi ngày.
- Dinh dưỡng theo tư vấn của khoa Dinh dưỡng.
- Chấm dứt thai kỳ nên xem xét theo từng trường hợp cụ thể, cần cân nhắc đánh giá khả năng trưởng thành phổi thai (nếu được)
Lưu ý: corticoides giúp trưởng thành phổi có thể làm tăng glucose huyết tương và do vậy cần chỉnh liều Insulin phù hợp.
|