Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị

(Tham khảo chính: ICPC )

Do tính chất phức tạp và đa dạng của BPS, việc điều trị đòi hỏi một cách tiếp cận đa phương thức, kết hợp giữa các biện pháp bảo tồn, dùng thuốc, và các liệu pháp can thiệp khác.

1. Các Biện Pháp Bảo Tồn:

  • Thay đổi lối sống:
    • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế các chất kích thích bàng quang như caffeine, đồ uống có cồn, thức ăn cay, chua. Khuyến khích bệnh nhân tự theo dõi và loại bỏ những thực phẩm làm nặng thêm triệu chứng.
    • Tập luyện bàng quang: Đi tiểu theo lịch trình, tăng dần khoảng thời gian giữa các lần đi tiểu để giúp bàng quang quen dần với việc chứa nhiều nước tiểu hơn.
    • Tập luyện cơ sàn chậu: Các bài tập Kegel giúp tăng cường sức mạnh của cơ sàn chậu, hỗ trợ kiểm soát bàng quang tốt hơn.
    • Giảm stress: Các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền định có thể giúp giảm stress, từ đó cải thiện triệu chứng BPS.
  • Vật lý trị liệu:
    • Biofeedback: Giúp bệnh nhân nhận thức và kiểm soát các cơ sàn chậu.
    • Massage vùng bụng: Giảm đau và thư giãn cơ sàn chậu.

2. Dùng Thuốc:

  • Giảm đau:
    • Thuốc giảm đau không kê đơn (paracetamol, NSAIDs): Dùng để giảm đau nhẹ và vừa, đáp ứng hiệu quả trong những trường hợp do nguyên nhân viêm nhiễm tại chổ
    • Thuốc giảm đau opioid: Chỉ định trong trường hợp đau nặng, cần thận trọng do nguy cơ lệ thuộc thuốc, không là ưu tiên trong điều trị vì hạn chế tiếp cận các nhóm thuốc này
    • Thuốc giảm đau thần kinh (amitriptyline, gabapentin): Giảm đau do kích thích thần kinh, có hiệu quả tốt đối với những thể kích thích bàng quang đơn thuần không kèm theo các dấu hiệu gợi ý khác của viêm nhiễm (tổng phân tích nước tiểu bình thường). Có thể dùng loại thuốc gây tê bàng quang thông qua tác dụng của Camphre (có trong thành phần của thuốc Mictazol bleu được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiễm trùng tiểu)
  • Thuốc khác:
    • Thuốc kháng histamine (hydroxyzine): Giảm viêm và dị ứng.
    • Pentosan polysulfate sodium (PPS): Thuốc duy nhất được FDA phê duyệt cho BPS, có tác dụng bảo vệ niêm mạc bàng quang.
    • Thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporine A): Chỉ định trong trường hợp nặng, cần theo dõi chặt chẽ do tác dụng phụ.

3. Liệu Pháp Nội Bàng Quang:

  • Dimethyl sulfoxide (DMSO): Giảm viêm và đau, được FDA phê duyệt.
  • Hyaluronic acid: Bổ sung chất nền ngoại bào, giúp phục hồi niêm mạc bàng quang.
  • Botulinum toxin A: Tiêm vào bàng quang để giảm co thắt cơ và giảm đau.

4. Điều Trị Thần Kinh:

  • Kích thích thần kinh cùng: Cấy điện cực để điều hòa hoạt động thần kinh, giảm đau và triệu chứng tiết niệu.

5. Phẫu Thuật:

  • Tạo hình bàng quang, chuyển hướng nước tiểu, cắt bỏ bàng quang: Chỉ định trong trường hợp nặng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Giới thiệu
  • Định nghĩa
  • Bệnh cảnh lâm sàng
  • Cơ chế bệnh sinh
  • Khám đánh giá
  • Điều trị
  • tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    phác đồ điều trị loạn thần cấp - tâm lý y học - bệnh tâm thần

    phác đồ BV Tâm Thần - TP HCM.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tình huống 1

    Quản lý phòng khám ngoại trú.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tạo lớp
    Cận lâm sàng
    2105
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space