Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Dùng thuốc

(Tham khảo chính: ICPC )

Giảm triệu chứng không đặc hiệu

Có nhiều thuốc – dược phẩm điều trị ngứa không đặc hiệu trên thị trường. Điểm chung của sản phẩm là làm giảm bớt các tính hiệu ngứa từ ngoại biên thông qua việc tác động thần kinh ngoại biên (cả kích thích và ức chế). Một số sản phẩm như sau:
- Menthor: gây cảm giác mát lạnh da, hiện diện trong các nước dưỡng da lotion, dầu cù là, dầu gió, thuốc dán giảm đau, thuốc xông hơi
- Camphor: gây ức chế thần kinh cảm giác ngoại biên, hiện diện trong dầu cù là, dầu nóng thoa da – mát xa da, thuốc dán giảm đau.
- Thuốc gây tê: các sản phẩm dạng thoa bao gồm lidocain, prilocaine. Gây ức chế giảm cảm giác ngoại biên, giúp giảm cảm giác đau ngứa.
- Capsaicin: là chất trích xuất từ ớt, được sử dụng vào điều trị cảm giác da nông bao gồm ngứa – đau mạn tính có tính chất thần kinh. Cơ chế tác dụng của thuốc là làm kiệt chất truyền thần kinh do tăng sử dụng, từ đó giảm tính hiệu thần kinh cảm giác từ ngoại biên. Chính vì cơ chế đặc thù này, thuốc sẽ gây cảm giác kích ứng tại da trong 30 phút đầu sử dụng. Điều này có thể gây khó chịu cho bệnh nhân, nên chúng ta cần tư vấn giải thích trước.

Điều trị ngứa nhóm 1: thông qua histamin

Đối với thể lâm sàng nhóm 1, sự phóng thích histamin giữ vai trò bệnh sinh chủ đạo giải thích tất cả các dấu chứng tại chổ và ngứa da. Đây là nhóm duy nhất có đáp ứng tốt khi sử dụng các thuốc kháng histamin. 
- Thuốc kháng histamin thoa da tại chổ: hiện có nhiều sản phẩm trên thị trường. Mặc dù đúng cơ chế bệnh sinh nhưng vì thuốc được sử dụng khi phản ứng histamin đã xảy ra nên hiệu quả của thuốc khá hạn chế. Các thuốc có thể tìm là promethazine (Phenergan), diphenhydramine
- Thuốc corticoid tại chổ: thuốc có hiệu quả đối với các thể có phản ứng viêm (cùng là cơ chế gây ra phản ứng tiết histamin). Thuốc hoàn toàn không có hiệu quả đối với các thể ngứa nhóm 2, 3, 4 (không thông qua cơ chế histamin). Thuốc được xem là biện pháp can thiệp đầu tay đối với các bệnh viêm da cơ địa dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da tổ đĩa… Các vết thương côn trùng đốt, không nhiễm trùng đáp ứng rất tốt với thuốc corticoid.
- Các thuốc điều hòa miễn dịch cũng được nghiên cứu điều trị ngứa như cyclosporine, azathioprine, mycophenolate mofetil đối với các thể chàm da. Tuy nhiên hiệu quả của thuốc không tương ứng với chi phí và nguy cơ16.

Điều trị ngứa nhóm 2,3: không thông qua histamin

Về mặt lý thuyết, đố với các nhóm lâm sàng này, bản chất của ngứa là tình trạng dị cảm da. Do vậy việc điều trị bằng kháng histamine không đạt được mục tiêu khống chế dấu chứng ngứa trong phần lớn các trường hợp. 
Trong thực hành lâm sàng, bệnh cảnh có thể phức tạp hơn với phối hợp nhiều cơ chế gây ngứa. Cụ thể, động tác gãi da gây viêm da thứ phát, dẫn đến ngứa qua cơ chế histamin; diễn tiến giai đoạn nặng của bệnh lý suy tĩnh mạch chi dưới dẫn đến loét thiểu dưỡng, nhiễm trùng, gây ngứa theo cơ chế viêm với histamin. Theo kinh nghiệm thực hành, việc phối hợp các thể là thường gặp nên cần chú ý điều trị phù hợp 
- Chống trầm cảm: thuốc bao gồm nhóm SSRI (selective serotonin reuptake inhibitors – kháng chọn lọc tái hấp thu serotonin) như sertraline, paroxetine; nhóm SNRI (serotonin norepinephrine reuptake inhibitors- kháng tái hấp thu serotonin norepinephrine) như venlafaxine; nhóm chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline, imipramine. Với liều thấp, thuốc có tác dụng giảm bớt dị cảm ngứa da. Thuốc phù hợp với các thể ngứa trên bệnh nhân tăng ure máu, do tắc mật, bệnh bướu lymphoma, các thể ngứa do bệnh nội khoa.
- Chống động kinh: được biết đến nhiều nhất trong điều trị các dấu chứng dị cảm da (tê da) là thuốc gabapentine, pregabalin. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế cạnh tranh chất dẫn truyền tính hiệu thần kinh (neurotransmitter γ-aminobutyric acid GABA), từ đó giảm bớt tính hiệu dị cảm của da nói chung, hoặc triệu chứng ngứa dị cảm nói riêng. Các thể viêm đơn dây thần kinh, viêm da dây thần kinh, hội chứng chèn ép thần kinh… có đáp ứng tốt với thuốc của nhóm này.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Không dùng thuốc
  • Dùng thuốc
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    PHIẾU GHI CHÉP THÔNG TIN CỦA KHÁCH HÀNG BỊ BẠO HÀNH VÀ TƯ VẤN PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH

    2919/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phân biệt sốc phản vệ và phản ứng do lo lắng

    WHO.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các thuốc điều trị

    2248/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Giới thiệu về Điện tâm đồ
    Tình huống minh họa
    Nguyên nhân của đau ngực cấp
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space