Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tình huống

(Tham khảo chính: ICPC )

3.1    Tình huống 1
Bệnh nhân nữ, 32 tuổi, đến khám vì khoảng 3 tháng nay thường xuyên có cảm giác ợ hơi, cảm giác căng tức vùng bụng, khó tiêu. Các triệu chứng này nặng lên sau bữa ăn, giảm khi đi đại tiện. Bệnh nhân cũng cho biết phân cứng, 2-3 ngày mới đi đại tiện một lần. Bệnh nhân không bị đau bụng khu trú, phân không lẫn máu, không sụt cân, không chán ăn. Tiền sử gia đình và bản thân chưa ghi nhận bệnh lý nội – ngoại khoa bất thường. Qua khám lâm sàng, chúng ta chưa ghi nhận dấu chứng bất thường nào quan trọng. Qua khai thác thông tin gia đình và cuộc sống, chúng ta ghi nhận bệnh nhân vừa trải qua chuyện buồn do vừa mới ly dị với chồng từ khoảng 3 tháng nay. Hiện bệnh nhân sống một mình nuôi con nhỏ 3 tuổi, tự quán xuyến các việc nội trợ trong nhà và công việc làm ngoài xã hội. Vì thấy bị táo bón nên bệnh nhân cũng cố gắng ăn rất nhiều rau xanh vào mỗi bữa ăn. Ngoài ra bệnh nhân còn tự mua thuốc nhuận trường uống thêm.
3.1.1    Câu hỏi gợi ý tình huống:
•    Chẩn đoán có thể nhất trong trường hợp này là gì?
•    Điều trị như thế nào để kiểm soát cảm giác ợ hơi, chướng bụng?
3.1.2    Tóm tắt - phân tích tình huống
Bệnh nhân nữ, 32 tuổi, 3 tháng nay có tình trạng táo bón, khó chịu vùng bụng, ợ hơi, chướng bụng, tăng khó chịu sau bữa ăn và giảm khi đi đại tiện. Bệnh nhân có vấn đề về tâm lý (vừa mới ly dị). Tiền sử gia đình và bản thân chưa ghi nhận bất thường. Khám lâm sàng chưa ghi nhận bất thường.
•    Dấu chứng ợ hơi, tăng lên sau bữa ăn cho thấy có tình trạng nhiều hơi hoặc có ứ dịch acid vùng dạ dày, chậm thoát dịch tiêu hóa xuống ruột.
•    Dấu chứng chướng hơi, giảm sau khi đại tiện cho thấy có sự tăng sinh hơi vùng đại tràng.
•    Chẩn đoán có thể nhất trong trường hợp: hội chứng ruột kích thích thể táo bón (tiêu chuẩn Rome IV mặc dù chưa đủ tiêu chí về thời gian 6 tháng)
•    Việc xử trí trong tình huống: tư vấn cho bệnh nhân về tình trạng táo bón, ợ hơi, chướng bụng là do rối loạn vận động của hệ tiêu hoá, có liên quan ít nhiều đến vấn đề tâm lý. Giải pháp tốt nhất là cần vượt qua vấn đề tâm lý hiện tại (có thể tập trung vào công việc nhiều hơn, dành thời gian thư giãn cho bản thân, tập thể dục nhẹ). Thuốc điều trị có tính chất hỗ trợ bao gồm thuốc làm trống dạ dày để giảm triệu chứng ợ hơi. Để tránh táo bón, chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp cải thiện. Bên cạnh đó, các thuốc nhuận trường không được khuyến cáo sử dụng vì có thể làm nặng hơn tình trạng đầy hơi, chướng bụng (nếu là thuốc có chứa chất đường gây sinh hơi). Đối với trường hợp không đáp ứng tốt với giải pháp thay đổi thói quen-thể dục, chúng ta có thể chỉ định các thuốc điều trị theo phác đồ của hội chứng ruột kích thích. 
 

  • Mục tiêu học tập
  • Mở đầu
  • Tình huống
  • Định nghĩa của khó tiêu, ợ hơi, chướng bụng
  • Ợ hơi
  • Chướng bụng
  • Kết luận
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Biện pháp điều trị chung

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chỉ định chấm dứt thai kỳ

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các bệnh thường gặp ở trẻ em

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Gây sẩy thai chủ động_W83
    Bệnh lý tiềm ẩn
    open3
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space