Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Thai hành mức độ nặng

(Tham khảo chính: ICPC )


- Truyền dịch và điều chỉnh điện giải. Lượng dịch 2.000 - 3.000ml/ngày

- Các loại dịch có thể lựa chọn: Lactate Ringer, Acetate Ringer, Natri clorid, Glucose 5% (không truyền Glucose 5% khi chưa truyền Thiamine)

* Xử trí khi có rối loạn điện giải:

- Na+ < 130mmol/L: truyền tĩnh mạch NaCl 0,9%

- 2,5 mmol/L < K+ < 3,5 mmol/L: Kaleorid 0,6g, 1 viên x 2 - 3 lần (uống)

- Nếu thai phụ không thể uống được hay bị nôn ói nhiều:

+ Kaleorid ống 10mg/10ml pha trong 100ml NaCl 0,9%, truyền tĩnh mạch trong 60 phút

- K+ < 2,5 mmol/L hay K+ > 5 mmol/L và kèm theo rối loạn nhịp tim trên ECG:

+ Kaleorid ống 10mg/10ml pha trong 100ml NaCl 0,9%, truyền tĩnh mạch trong 60 phút

* Sử dụng thuốc chống ói:

- Metoclopramide 10mg, 1 ống x 3 lần (tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch) mỗi 8 giờ

- Doxylamine 25mg, 1/2 viên x 3 lần uống, mỗi 8 giờ

- Promethazine 25mg, uống mỗi 8 giờ

- Diphenhydramine 12,5 - 25mg, 1/4 viên x 4 lần uống

* Nếu thất bại với các thuốc nêu trên:

- Ondansetron 8mg (thuốc đối vận thụ thể 5-HT3), 1 viên x 3 lần (uống hay tiêm tĩnh mạch) mỗi 8 giờ

- Metylprednisolone 16mg, 1 viên x 3 lần (uống), mỗi 8 giờ (thai ≥ 9 tuần)

- Uống trà gừng ấm

- Bổ sung Vitamin: Vitamin B6 (Pyridoxine 25mg, 1 viên x 3 lần (uống) mỗi 8 giờ); Vitamin B1 (Thiamine 50 - 100mg (uống hay truyền tĩnh mạch) mỗi ngày).

  • Thai hành mức độ nhẹ
  • Thai hành mức độ nặng
  • Theo dõi
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Bệnh zona

    75/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chỉ số áp lực cẳng chân-cánh tay

    Nguyễn Xuân Trung Dũng.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phòng bệnh

    5186/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Bệnh động mạch mạc treo
    Câu hỏi ôn tập
    b4
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space