4.1 Chẩn đoán lâm sàng
Nghén nặng luôn khởi đầu trong tam cá nguyệt I. Nếu nghén nặng khởi phát sau 10 tuần 6 ngày, nên cân nhắc tìm nguyên nhân khác. Ngoài buồn nôn, nôn ói và sụt cân, phụ nữ thường có tiết nhiều nước bọt, và dấu hiệu mất nước bao gồm hạ huyết áp tư thế và nhịp tim nhanh.
Chẩn đoán thai hành trên lâm sàng khi xác định thai trong lòng tử cung kèm theo một trong các đấu hiệu sau:
- Nôn ói
- Ăn uống kém
- Sụt cân > 5% trọng lượng cơ thể
Nghén nặng là một chẩn đoán loại trừ, nôn ói có thể là bệnh lý nội khoa hoặc tiêu hóa. Do đó, nên đánh giá lâm sàng toàn diện để tìm các nguyên nhân thường gặp và nghiêm trọng gây nôn ói.
4.2 Cận lâm sàng
- Siêu âm: xác định tình trạng mang thai, số thai, thai trứng ...
- Huyết đồ: nôn ói nhiều có thể làm Hct tăng
- Ion đồ: rối loạn ion đồ trong trường hợp nghén nặng
- Đường huyết
- Ketone niệu
- ECG khi có rối loạn điện giải Na+ và K+.
4.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán nghén nặng
- Sụt cân > 5% trọng lượng cơ thể
- Ketone niệu (+)
- Rối loạn Ion đồ
- Ói > 10 lần/ngày
|