Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Diễn tiến chuyển dạ

(Tham khảo chính: ICPC )

Diễn tiến chuyển dạ
Các dấu hiệu theo dõi trong chuyển dạ được thể hiện qua partograph

Partograph dùng theo dõi khi sản phụ đang trong giai đoạn I (chuyển dạ tiềm thời)

4.2.1 Theo dõi cơn gò tử cung

- Theo dõi cường độ, tần số cơn gò tử cung, khoảng cách giữa 2 cơn gò

- Giai đoạn tiềm thời: theo dõi cơn gò mỗi giờ, bắt cơn gò trong 10 phút

- Giai đoạn hoạt động: theo dõi cơn gò mỗi 30 phút, bắt cơn gò trong 10 phút.

Nếu cơn gò tử cung không đều, không phù hợp với sự xóa mở cổ tử cung cần phải tìm nguyên nhân gây rối loạn cơn co để có thái độ xử trí thích hợp

4.2.2 Theo dõi tim thai

- Giai đoạn I chuyển dạ (pha tiềm thời): nghe tim thai bằng Doppler mỗi giờ

- Giai đoạn I chuyển dạ (pha hoạt động): nghe tim thai bằng Doppler mỗi 30 phút

- Giai đoạn II (pha rặn sanh tích cực/sổ thai): nghe tim thai bằng Doppler mỗi 05 phút

* Theo dõi bằng monitor sản khoa:

- Giai đoạn I chuyển dạ (pha tiềm thời): gắn monitor theo dõi mỗi 4 giờ, theo dõi ít nhất trong 20 - 30 phút

- Giai đoạn I chuyển dạ (pha hoạt động): gắn monitor theo dõi mỗi giờ

Điểm

Độ mở (cm)

Độ xóa (%)

Mật độ CTC

Hướng CTC

Độ lọt (-3 => + 3)

0

Đóng

0 - 30

Chắc

Ngã sau

- 3

1

1 - 2

40 - 50

Trung bình

Trung gian

- 2

2

3 - 4

60 - 70

Mềm

trước

- 1

3

5

80

 

 

+ 1, + 2

4.2.3 Theo dõi xóa mở cổ tử cung

Dựa theo điểm số Bishop, có thể giúp dự đoán thời gian khám âm đạo

- Giai đoạn tiềm thời: thường khám âm đạo mỗi 4 giờ

- Khám ngay khi sản phụ có dấu hiệu: đau bụng nhiều, cảm giác mắc rặn...

4.2.4 Theo dõi sự đi xuống của đầu thai nhi

- Đánh giá mức độ tiến triển của đầu thai nhi bằng cách nắn ngoài thành bụng và thăm âm đạo. Có 4 mức: đầu cao lỏng, đầu chúc, đầu chặt và đầu lọt. Khi đầu đã lọt, có 3 mức: lọt cao, lọt trung bình và lọt thấp.
- Ghi độ lọt vào biểu đồ chuyển dạ. Phát hiện sớm chuyển dạ ngưng trệ.
- Nếu ngôi thai không tiến triển, tuyến xã phải chuyển tuyến có điều kiện phẫu thuật.

Hình: sự đi xuống của đầu thai nhi khi khám bằng cách nắn bụng (khám ngoài)

* Cách khám: Dùng 2 bàn tay, nắn trên xương vệ, nếu 2 bàn tay còn ôm trọn được đầu thai nhi (2 bàn tay hội tụ): nghĩa là đầu thai nhi còn cao => độ lọt 5/5

- Cứ thế đầu thai nhi thấp dần từ 4/5 - 1/5

- Đến khi 2 bàn tay không thể ôm được đầu thai nhi (2 bàn tay phân kỳ), nghĩa là đầu thai nhi đã lọt vào tiểu khung => lọt 0/5

Hình: Sự đi xuống của đầu thai nhi khi khám âm đạo (khám trong)

* Cách khám: xác định được 2 gai hông

- Ngang 2 gai hông: đầu ở mức 0

- Đầu di chuyển xuống thêm 1cm = đầu (+1)

- Có thể cho sản phụ rặn sanh từ từ khi đầu (+2)

4.2.5 Theo dõi tình trạng ối

- Xác định màng ối còn hay đã vỡ

- Nếu còn màng ối: ối phồng, ối dẹt ...

- Nếu ối đã vỡ: xem màu sắc nước ối (trắng đục là bình thường); nếu nước đổi màu (vàng, xanh, đỏ..) cần đánh giá lại và xử trí ngay

- Nếu ối vỡ từ 18 giờ trở lên: dùng kháng sinh dự phòng nhiễm trùng.

Yếu tố

Pha tiềm thời

Pha tích cực

Mạch

4 giờ/lần

4 giờ/lần

Nhiệt độ

4 giờ/lần

4 giờ/lần

Huyết áp

4 giờ/lần

4 giờ/lần

Tim thai

1 giờ/lần

30 phút/lần

Cơn gò tử cung

1 giờ/lần

30 phút/lần

Tình trạng ối

4 giờ/lần

2 giờ/lần

Độ lọt của đầu thai nhi (nắn bụng)

1 giờ/lần

30 phút/lần

Chồng khớp (khám âm đạo)

4 giờ/lần

2 giờ/lần

Độ mở CTC (khám âm đạo)

4 giờ/lần

2 giờ/lần

Bảng tóm tắt thời gian thăm khám các yếu tố khi theo dõi chuyển dạ

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Dấu hiệu sinh tồn
  • Diễn tiến chuyển dạ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Thở oxy dài hạn tại nhà

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Xử trí cơn hen ở tuyến y tế cơ sở

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tham khảo

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Kiểm tra phân bố bình thường
    Bảng mã nào được dùng trong công tác ngoại trú
    Tập thể dục
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space