Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng về phòng tránh, nhận biết, xử trí sớm đột quỵ

(Tham khảo chính: ICPC )

Khi não bị tổn thương do dòng máu nuôi tế bào não bị nghẽn, tế bào não bị thiếu oxy và bắt đầu chết, theo đó các chức năng của vùng não chết sẽ mất đi, dẫn đến người bệnh bị mất các chức năng cơ bản như vận động – ngôn ngữ - ý thức. “Thời gian là não”- cứ mỗi một phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não chết đi. Việc phát hiện sớm và xử trí kịp thời có thể giúp BN giảm mức độ tàn phế hay thậm chí hồi phục hoàn toàn, điều này càng có ý nghĩa lớn với những BN trẻ tuổi, trong độ tuổi lao động. Do đó, việc đánh giá BN nhanh chóng là rất quan trọng và cần thiết cho cả BN và can thiệp điều trị y khoa (door to needle – DTN).

Nội dung truyền thông

Giản đồ các dấu hiệu nhận biết đột quỵ não [1]

 

Làm thế nào để nhận biết đột quỵ não

Đối với việc chẩn đoán ĐQN, điểm quan trọng nhất cần lưu ý chính là sự « đột ngột » của các triệu chứng, là chữ đầu tiên của khái niệm « Đột quỵ » trong ngôn ngữ dân gian. Phần còn lại, chữ « Quỵ » chỉ hiện tượng bệnh nhân bị ngã quỵ xuống. Trên thực tế, « ngã quỵ » chỉ là một trong những biểu hiện, còn tùy theo vị trí tổn thương não, có thể có những dấu hiệu khác nhau:

  •  Đau đầu: đau mức độ nặng, dữ dội, đột ngột đau như bị đánh búa vào đầu, như dao đâm trong não. Những trường hợp đau đầu lâu năm không tiến triển thì không phải là kiểu đau đầu của đột quỵ.
  •  Tê: tê tay, chân, tê mặt, từng phần hoặc nhiều phần cùng bên xuất hiện đột ngột hoặc tiến triển nhanh.
  •  Quên: người nhà có thể nhận thấy bệnh nhân có sự thay đổi rõ về nhận thức trong một thời gian ngắn, mất trí nhớ, lú lẫn, ngơ ngẩn, thờ ơ, thậm chí ngất, hôn mê. Người bệnh có thể nói năng lộn xộn, dùng không đúng từ hoặc nói đớ, nói ngọng thậm chí không nói được.
  •  Uống sặc: người thường đôi khi có thể nuốt sặc do không để ý, tuy nhiên nếu uống sặc liên tiếp 2-3 lần trong ngày thì cần lưu ý. Dấu hiệu này có thể có đi kèm với nuốt nghẹn, nói ngọng và mất thăng bằng, chóng mặt.
  •  Yếu: Yếu chân, tay là dấu hiệu thường gặp nhất, có nhiều cấp độ khác nhau, từ cảm giác mau mỏi khi vận động, yếu nhẹ, cho đến liệt hoàn toàn. Yếu tay kín đáo có thể khiến bệnh nhân làm rớt đồ vật; yếu chân có thể gây cảm giác mất thăng bằng, muốn té sang một bên. Một số bệnh nhân có thể tự nhận thấy cử động kém chính xác, gượng gạo, dù sức cơ không bị ảnh hưởng. Liệt cơ mặt làm miệng bệnh nhân bị xệ, khi bệnh nhân nói cười, nhe răng v.v…cử động một bên mặt giảm.

Các dấu hiệu trên đôi khi có thể bị nhầm lẫn trong các bệnh lý khác như : động kinh, ngất do nguyên nhân khác, lú lẫn tuổi già, stress tâm lý, bệnh lý thần kinh ngoại biên, rối loạn tiền đình lành tính, thiên đầu thống v,v… Tuy nhiên, do đột quỵ là bệnh lý cấp cứu, nên nếu có nghi ngờ, bệnh nhân cần đi khám bệnh ngay hoặc nhập cấp cứu ngay, không nên chủ quan, để tự theo dõi tiến triển thêm.

 

Xử trí khi phát hiện người bị đột quỵ

Đột quỵ não là tình trạng khẩn cấp, cần gọi cấp cứu 115. Trong trường hợp không thể chờ xe cấp cứu, nên ưu tiên chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có trang bị khí Oxy (trạm y tế xã, bệnh viện huyện, tỉnh) sau đó bệnh nhân sẽ được chuyển tuyến phù hợp. Ở các thành phố lớn đã có các đơn vị đột quỵ chuyên nghiệp, người bệnh có thể sẽ được điều trị tái thông mạch máu nếu được chuyển đến đúng nơi trong thời gian vàng. Nếu việc chuyển bệnh không mất quá nhiều thời gian người dân có thể đưa bệnh nhân đến cấp cứu trực tiếp tại các bệnh viện tuyến trên.

 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu đào tạo
  • Tổng quan đột quỵ não
  • Lâm sàng TBMMN
  • Xử trí TBMMN
  • Truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng về phòng tránh, nhận biết, xử trí sớm đột quỵ
  • Tóm tắt
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ, BỆNH BASEDOW VÀ BỆNH SUY GIÁP TRONG THAI NGHÉN.

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phân biệt đái tháo đường típ 1 và típ 2

    5481/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tiểu máu

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    giải phẫu cột sống
    Bước 2: P (PERCEPTION) Đánh giá nhận thức của bệnh nhân
    Tổng quan
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space