Các tiêu chuẩn đánh giá một test sàng lọc trước khi muốn áp dụng vào quần thể cụ thể (quần thể đích) - theo tiêu chí của Wilson Jungner:
● Vấn đề cần tầm soát phải là vấn đề sức khỏe quan trọng.
● Diễn tiến tự nhiên của bệnh được nắm rõ.
● Có thể phát hiện được giai đoạn sớm của bệnh.
● Điều trị bệnh ở giai đoạn sớm có lợi hơn điều trị ở giai đoạn trễ.
● Có kỹ thuật xét nghiệm cho phép phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
● Kỹ thuật xét nghiệm được chấp nhận bởi cộng đồng dân cư sẽ tầm soát.
● Khoảng cách giữa 2 lần tầm soát phải xác định (ngắn hơn thời gian để bệnh có thể phát triển đến giai đoạn trễ).
● Phải có đủ trang thiết bị, phương tiện để đáp ứng nhu cầu công việc một khai triển khai chương trình tầm soát.
● Nguy cơ về thể chất và tinh thần phải thấp hơn so với lợi ích mang lại bởi test.
● Chi phí phải phù hợp tương đối so với lợi ích mang lại bởi test.
Lợi ích và nguy cơ của tầm soát:
Một số lợi ích và nguy cơ khi tiến hành làm nghiệm pháp tầm soát:
● Lợi ích:
- Cải thiện tiên lượng, nâng cao hiệu quả điều trị đối với những bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn sớm nhờ vào chương trình tầm soát.
- Hạn chế phải dùng đến các phương pháp điều trị nặng nề vì bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm.
- Test tầm soát có độ nhậy cao. Do vậy, nếu kết quả âm tính giúp loại trừ người lành (không bệnh), trấn an người lành.
- Nhờ phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm, giúp nghiên cứu diễn tiến tự nhiên của bệnh, nghiên cứu hiệu quả phương pháp điều trị mới khi được sử dụng trong giai đoạn sớm.
● Nguy cơ:
- Đối với trường hợp âm tính giả, có nguy cơ chẩn đoán thiếu sót bệnh.
- Kéo dài thời gian bệnh (về mặt tâm lý cho người bệnh) đối với những bệnh không điều trị được, không có phương pháp can thiệp.
- Đối với trường hợp dương tính giả, bệnh nhân có nguy cơ sẽ bị can thiệp điều trị quá mức cần thiết.
- Gây lo lắng không cần thiết đối với trường hợp dương tính giả.
- Phân bổ - tiêu tốn nguồn lực cho chương trình tầm soát.
|