1.1. Giới thiệu
Sự thay đổi mô hình bệnh tật và tử vong cho thấy các nguyên nhân chính của bệnh là có thể phòng ngừa được. Nhưng thậm chí người khoẻ nhất cũng sẽ không chống cự nổi khi đến một tuổi nào đó, và nguy cơ tử vong cả đời của bất cứ quần thể nào là 100%. Tuy nhiên, hầu hết các quần thể bị ảnh hưởng bởi những bệnh cụ thể có thể phòng ngừa được. Các y tế công cộng, các nhà y xã hội học, nhà tâm lý học, nhà kinh tế y tế, các nhà nghiên cứu về lao động, các kỹ sư vệ sinh, các chuyên gia kiểm soát ô nhiễm và vệ sinh lao động... đều liên quan đến nỗ lực phòng bệnh. Do sự giới hạn của y học điều trị đã trở nên rõ ràng và các chi phí chăm sóc y tế ngày càng gia tăng ở tất cả các quốc gia, vấn đề phòng bệnh đang ngày càng trở nên chiếm ưu thế.
1.2. Các cấp độ dự phòng
Các cấp độ phòng bệnh: Có ba cấp độ dự phòng, tương ứng với các giai đoạn phát triển bệnh khác nhau, đó là dự phòng cấp I, dự phòng cấp II và dự phòng cấp III. Biện pháp dự phòng nhằm đến các yếu tố nguy cơ hoặc các điều kiện có vai trò trong việc gây ra bệnh. Dự phòng cấp I đóng góp hầu hết cho sức khoẻ của cả cộng đồng, trong khi dự phòng cấp II và cấp III thường tập trung vào những người đã có những dấu hiệu của bệnh.
Bảng 1. Các cấp độ dự phòng
Cấp độ dự phòng
|
Định nghĩa
|
Dự phòng ban đầu, dự phòng cấp I
|
Tác động vào thời kì khỏe mạnh, nhằm làm giảm khả năng xuất hiện của bệnh, hay chính là giảm tỷ lệ mới mắc, muốn đạt được điều đó thì phải tăng cường các yếu tố bảo vệ, loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Tăng cường sức khỏe nói chung bằng tập luyện thể dục thể thao, sinh hoạt ăn uống điều độ hợp vệ sinh... Chính là tăng cường các yếu tố bảo về không đặc hiệu, tiêm chủng vắc xin phòng bệnh là tạo ra các yếu tố bảo vệ đặc hiệu. Không hút
thuốc lá, bỏ hút thuốc là chính là loại bỏ yếu tố nguy cơ của ung thư phổi,của các bệnh tim mạch
|
Dự phòng cấp II
|
Phát hiện bệnh sớm, khi bệnh mới chỉ có các dấu hiệu sinh học, chưa có biểu hiện lâm sàng, khi phát hiện được bệnh thì tiến hành can thiệp kịp thời sẽ ngăn chặn sự diễn biến tiếp tục của bệnh; tùy theo mỗi bệnh và điều kiện y tế cho phép có thể thực hiện các chương trình phát hiện bệnh khác nhau ở những quần thể khác nhau... sẽ làm giảm tỷ lệ hiện mắc, giảm tỷ lệ tử vong... Ví dụ phát hiện sớm cao huyết áp (một yếu tố nguy cơ
của nhiều bệnh tim mạch), dò tìm ung thư
|
Dự phòng cấp III
|
Là điều trị bệnh hợp lý nhằm ngăn chặn những diễn biến xấu hay biến chứng của bệnh, hồi phục sức khỏe cho người bệnh. Với bệnh truyền nhiễm điều trị triệt để cho người bệnh là loại bỏ nguồn truyền nhiễm quan trọng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng
|
1.2.1. Dự phòng cấp I
Dự phòng cấp I là tác động vào thời kì khỏe mạnh, nhằm làm giảm khả năng xuất hiện của bệnh, hay chính là giảm tỷ lệ mới mắc, muốn đạt được điều đó thì phải tăng cường các yếu tố bảo vệ, loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Mục đích của dự phòng cấp I là để giới hạn số mới mắc của bệnh bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ đặc trưng của bệnh. Dự phòng cấp I tác động đến: Toàn bộ quần thể với mục đích làm giảm nguy cơ trung bình hoặc những người có nguy cơ do kết quả của những phơi nhiễm đặc biệt (chiến lược cá thể nguy cơ cao). Do đó, có thể chia dự phòng cấp I thành 2 cấp độ: dự phòng ban đầu và dự phòng cấp I. Dự phòng ban đầu chính là tác động vào các yếu tố thuộc về lối sống, kinh tế, văn hóa của quần thể, các yếu tố đó được quy kết là góp phần làm tăng nguy cơ bị bệnh.
Tăng cường sức khỏe nói chung bằng tập luyện thể dục thể thao, sinh hoạt ăn uống điều độ hợp vệ sinh... Chính là tăng cường các yếu tố bảo về không đặc hiệu, tiêm chủng vắc xin phòng bệnh là tạo ra các yếu tố bảo vệ đặc hiệu. Không hút thuốc lá, bỏ hút thuốc là chính là loại bỏ yếu tố nguy cơ của ung thư phổi, của các bệnh tim mạch (dự phòng căn nguyên). Ví dụ, dự phòng cấp I trong tai nạn thương tích là dự phòng trước khi tai nạn thương tích xảy ra: Mục đích là không để xảy ra tai nạn thương tích bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ hoặc không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nên tại nạn thương tích. Các biện pháp dự phòng ban đầu có thể bao gồm việc lắp đặt rào chắn quanh các ao hồ, để phích nước nóng ở nơi an toàn mà trẻ em không với tay tới được, sử dụng các thiết bị an toàn khi chơi thể thao...
1.2.2. Dự phòng cấp II
Dự phòng cấp II là phát hiện bệnh sớm, khi bệnh mới chỉ có các dấu hiệusinh học, chưa có biểu hiện lâm sàng, khi phát hiện được bệnh thì tiến hành can thiệp kịp thời sẽ ngăn chặn sự diễn biến tiếp tục của bệnh; tùy theo mỗi bệnh và điều kiện y tế cho phép có thể thực hiện các chương trình phát hiện bệnh khác nhau ở những quần thể khác nhau... sẽ làm giảm tỷ lệ hiện mắc, giảm tỷ lệ tử vong...
Dự phòng cấp II nhằm làm giảm bớt các hậu quả trầm trọng của bệnh thông qua chẩn đoán và điều trị sớm. Chiến lược này bao gồm các phương pháp đo lường sẵn có cho các cá thể và các quần thể để phát hiện sớm và can thiệp hiệu quả. Dự phòng cấp II nhằm vào giai đoạn giữa của khởi phát bệnh và thời điểm chẩn đoán bệnh thông thường, mục tiêu là làm giảm số hiện mắc của bệnh. Dự phòng cấp hai II chỉ có thể áp dụng đối với các bệnh trong lịch sử tự nhiên của bệnh có giai đoạn sớm mà có thể phát hiện và điều trị dễ dàng, vì vậy có thể ngăn chặn bệnh tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng hơn. Hai yêu cầu chính để một chương trình dự phòng cấp II có ích đó là có phương pháp phát hiện bệnh an toàn và chính xác, tốt nhất là từ giai đoạn tiền lâm sàng, và có các phương pháp can thiệp hiệu quả. Ví dụ: dự phòng cấp II trong phòng chống tai nạn thương tích là dự phòng trong khi tai nạn thương tích xảy ra. Mục đích của việc dự phòng là làm giảm mức độ nghiêm trọng của các thương tổn khi xảy ra tai nạn thương tích như đội mũ bảo hiểm xe máy để phòng tránh chấn thương sọ não khi tai nạn giao thông xảy ra.
1.2.3. Dự phòng cấp III
Dự phòng cấp III là điều trị bệnh hợp lý nhằm ngăn chặn những diễn biến xấu hay biến chứng của bệnh, hồi phục sức khỏe cho người bệnh. Dự phòng cấp III nhằm làm giảm sự tiến triển hoặc biến chứng của bệnh và là khía cạnh quan trọng của điều trị và phục hồi chức năng. Dự phòng cấp III là tập hợp của các biện pháp nhằm làm giảm sự suy yếu, tàn tật và giảm thiểu những tổn thất do bệnh tật gây nên và tăng cường, khuyến khích sự tự điều chỉnh của người bệnh trong các trường hợp nan y. Dự phòng cấp III thường gặp khó khăn khi tách biệt với điều trị, bởi vì một trong những mục tiêu trọng tâm của việc điều trị các bệnh mạn tính là phòng ngừa bệnh tái phát.
Phục hồi chức năng đối với người bệnh bị bại liệt, đột quỵ, chấn thương, mù lòa và nhiều bệnh mạn tính khác là rất cần thiết để họ có khả năng tham gia vào cuộc sống hàng ngày của xã hội. Dự phòng cấp III giúp cải thiện tốt tình trạng sức khỏe và thu nhập cho người bệnh và gia đình. Một khía cạnh quan trọng của phòng bệnh cấp III đặc biệt với những người trẻ tuổi bị bệnh hoặc chấn thương là phục hồi khả năng làm việc và kiếm sống của họ. Nếu các hệ thống phúc lợi xã hội không hoạt động, thậm chí một giai đoạn tạm thời của bệnh tật có thể gây nên những khó khăn lớn về kinh tế cho cha mẹ và gia đình của người bệnh. Ví dụ: với bệnh truyền nhiễm thì dự phòng cấp III điều trị triệt để cho người bệnh là loại bỏ nguồn truyền nhiễm quan trọng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Với chương trình phòng chống tai nạn thương tích thì dự phòng cấp 3 là dự phòng sau khi có tai nạn thương tích xảy ra với mục tiêu là làm giảm thiểu hậu quả sau khi tai nạn thương tích xảy ra. Thực hiện biện pháp điều trị với hiệu quả tối đa là điều kiện để giảm thiểu hậu quả của tai nạn thương tích, sự tàn tật và tử vong. Đồng thời các biện pháp phục hổi chức năng cũng giúp cho nạn nhân hồi phục một cách tối đa các chức năng của cơ thể.
|