Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chăm sóc sức khỏe trẻ khỏe mạnh

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

3.1.    Chăm sóc và nuôi dưỡng
Dinh dưỡng trong những năm đầu đời là điều rất quan trọng. Giai đoạn này quan trọng nhất là thời kỳ cho con bú và chuyển đổi giữa các dạng thức ăn, vì vậy nội dung trọng tâm của hướng dẫn chăm sóc nuôi dưỡng trong giai đoạn này là thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn dặm. Khuyến khích các bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, bắt đầu cho trẻ ăn sam từ tháng thứ 6 với thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng trong khi tiếp tục cho bú đến 2 tuổi. Lựa chọn các loại thức ăn phù hợp cho trẻ trong từng giai đoạn tùy theo điều kiện thực tế của địa phương. Đảm bảo trẻ được nhận đủ các chất vi lượng (đặc biệt là vitamin A và sắt) trong chế độ ăn hàng ngày hoặc được bổ sung thêm.
Đảm bảo vệ sinh trong dinh dưỡng và sinh hoạt là điều hết sức quan trọng, đây là vấn đề còn yếu ở nhiều khu vực nông thôn, miền núi. Cần sử dụng nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường nhà ở, xử lí chất thải hợp vệ sinh, đảm bảo về sinh khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn.
Khi trẻ ốm cần cho trẻ ăn, uống, bú mẹ nhiều hơn bình thường để tăng sức đề kháng của trẻ với bệnh tật, cũng là tăng cường sức khỏe nói chung. Hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc tại nhà khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn đồng thời nhận biết rõ khi nào trẻ cần sự chăm sóc của cán bộ y tế để đưa trẻ đến cơ sở y tế cho phù hợp.
3.2.    Theo dõi, đánh giá tăng trưởng
Đây là thời kỳ trẻ tăng trưởng rất nhanh, và có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ trong các giai đoạn tiếp theo. Việc theo dõi sự tăng trưởng của trẻ giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe. Biện pháp phổ biến là sử dụng biểu đồ tăng trưởng. Trẻ cần được cân, đo chiều cao hàng tháng và đánh dấu lên biểu đồ tăng trưởng và vẽ thành đồ thị. Khi đồ thị đi ngang là trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, nếu biểu đồ đi xuống dưới -2SD so với đường chuẩn là trẻ bị suy dinh dưỡng. Bác sĩ cần hướng dẫn bà mẹ sử dụng biểu đồ tăng trưởng và lưu giữ lại những thông tin này trong hồ sơ của mình.
3.3.    Theo dõi sự phát triển tinh thần, vận động và tâm lý
 
Phát triển tinh thần, vận động và tâm lý là một trong những nội dung quan trọng trong chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi. Nắm vững các mốc phát triển quan trọng giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của trẻ. Khuyến khích phát triển về mặt tinh thần và xã hội của trẻ bằng việc chăm sóc trẻ, nói chuyện với trẻ hàng ngày tạo cho trẻ môi trường kích thích sự phát triển thể chất, tinh thần.
3.4.    Tiêm chủng và phòng chống các bệnh lây nhiễm
Trong những năm đầu tiên của cuộc đời, trẻ rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể phòng được bằng biện pháp tiêm chủng. Đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả với chi phí thấp. Ở nước ta, chương trình tiêm chủng mở rộng đã thực hiện thành công trong suốt 20 năm qua. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều bà mẹ còn chưa hiểu đúng về chương trình và còn có những quan điểm sai lầm, với điển hình là dịch sởi bùng phát trở lại. Vì vậy, BSGĐ cần phải thực hiện tư vấn, hướng dẫn cho bà mẹ đưa con đi tiêm chủng đầy đủ đúng lịch.
3.5.    Phòng chống tai nạn thương tích
Tai nạn thương tích (TNTT) là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ. Vì vậy, việc phòng chống tai nạn cần được đặc biệt lưu tâm. Nhiều tai nạn xảy ra khi trẻ học một kỹ năng mới (ví dụ như tập đi, mở cửa,…) vì thế để giúp trẻ, các bậc cha mẹ hay người trông trẻ phải có các kiến thức cơ bản để phòng tránh các tai nạn thường gặp phải, tùy thuộc vào từng độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Bảng 1. Một số tai nạn và một số cách phòng tránh

Loại tai nạn

Hướng dẫn cách đề phòng

Tai nạn giao thông

 

 

 

Ngạt thở                       

 

 

 

 

Ngạt nước/Đuối nước Ngã                                Ngộ độc

Bỏng

Sử dụng ghế, thắt dây an toàn và mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông (phù hợp với độ tuổi).

Không cho trẻ chạy chơi trên đường phố.

Khoảng cách gióng cũi không quá 7,3 cm, không đeo vòng cổ cho trẻ sơ sinh và trẻ tập đi. Không cho trẻ chơi đồ chơi nhỏ có thể lọt vào miệng, tránh thức ăn dễ gây sặc nghẹn (ngô rang, hạt đậu, nhãn,…). Không cho đút cho trẻ ăn khi trẻ đang khóc.

Giám sát trẻ chặt chẽ ở nơi gần hồ, ao, chậu/thùng nước,…

Những nơi có nước cần có hàng rào ngăn trẻ tự do đến gần.

Không để trẻ ở các mặt bằng cao, khi không có người trông. Loại bỏ các chướng ngại vật có thể làm trẻ vấp ngã khi tập đi.

Cất giữ các thuốc/chất độc ở nơi trẻ không thể tự ý lấy được. Các sản phẩm/thuốc cần có nhãn mác rõ ràng tránh việc người lớn cũng có thể nhầm lẫn.

Thức ăn và đồ uống của trẻ cần được bảo quản và chế biến hợp vệ sinh.

Chú ý khi đun nấu, sử dụng các vật dụng dễ cháy nổ. Các vật dụng có thể gây bỏng cần để ngoài tầm với của trẻ (như: phích

nước sôi, bàn là,…).

Tùy thuộc vào môi trường, hoàn cảnh mà cần chú trọng phòng tránh một số tai nạn khác như: không để trẻ chơi những đồ chơi sắc nhọn, không nên cho chơi với những súc vật lạ (chó, mèo,…) vì trẻ có thể bị cắn, cào gây thương tích nặng nề,…

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Các vấn đề sức khỏe ưu tiên ở trẻ em dưới 5 tuổi
  • Thăm khám và xử trí trẻ ốm
  • Chăm sóc sức khỏe trẻ khỏe mạnh
  • kết luận
  • Tài liệu tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Chăm sóc trẻ hạ thân nhiệt

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đỉnh ưởn

    CME.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nguyên tắc

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Thai nghén nguy cơ cao
    9
    Nội tiết
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space