Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Nhóm bệnh về dinh dưỡng

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.1.1.    Suy dinh dưỡng
Đời sống kinh tế xã hội và chất lượng các dịch vụ CSSK đã làm giảm đáng kể tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn, miền núi, tỉ lệ này vẫn còn tương đối cao. Cách đơn giản nhất để phát hiện trẻ suy dinh dưỡng là dùng biểu đồ tăng trưởng đánh giá cân nặng của trẻ theo độ tuổi. Trẻ được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu trẻ không tăng cân (đường phát triển cân nặng theo tuổi nằm ngang) liên tục trong vòng 3 tháng. Trẻ suy dinh dưỡng nếu đường phát triển cân nặng theo tuổi nằm bên dưới đường chuẩn của biểu đồ.
Để đánh giá toàn diện hơn cần phải tính toán các chỉ số nhân trắc: cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao và so sánh với bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng của quần thể tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo áp dụng, trong đó cân nặng trung bình của trẻ 0 – 60 tháng được tính cho từng giới với các mức
-2SD đến +2SD. Đối chiếu với bảng này, trẻ được coi là suy dinh dưỡng khi chỉ số cân nặng theo tuổi dưới -2SD. Sau khi có hướng chẩn đoán suy dinh dưỡng, dựa trên các chỉ số còn lại để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng.
-    Suy dinh dưỡng cấp: chỉ số chiều cao theo tuổi bình thường, nhưng chỉ số cân nặng/chiều cao dưới -2SD, biểu thị suy dinh dưỡng mới diễn ra và chế độ ăn hiện tại chưa phù hợp với nhu cầu.
-    Suy dinh dưỡng mạn đã hồi phục: chiều cao theo tuối dưới -2SD nhưng cân nặng theo chiều cao bình thường. Phản ánh sự thiếu dinh dưỡng đã xảy ra trong một thời gian dài, nặng và sớm vì đã gây ảnh hưởng đến phát triển tầm vóc trẻ. Khi tình trang suy dinh dưỡng mạn đã hồi phục, cần thận trọng với nguy cơ béo phì ở đối tượng này vì những đối tượng này thường có chiều cao thấp.
 
-    Suy dinh dưỡng mạn tiến triển: chiều cao theo tuổi dưới -2SD và cân nặng theo chiều cao cũng dưới -2SD chứng tỏ tình trạng suy dinh dưỡng diễn ra trong quá khứ và tiếp tục tiến triển đến hiện nay.
Đánh giá mức độ suy dinh dưỡng:
-    Suy dinh dưỡng nhẹ: có ít nhất 1 chỉ số nằm trong khoảng từ -3SD đến dưới - 2SD
-    Suy dinh dưỡng vừa: có ít nhất 1 chỉ số nằm trong khoảng từ -4SD đến dưới - 3SD
-    Suy dinh dưỡng nặng: có ít nhất 1 chỉ số dưới -4SD
1.1.2.    Thừa cân - Béo phì
Thừa cân là tình trạng cân nặng cơ thể vượt quá cân nặng "nên có" so với chiều cao. Béo phì là trạng thái dư thừa cân nặng do tích luỹ thái quá và không bình thường của Lipit trong các tổ chức mỡ tới mức có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Vì vậy để đánh giá thừa cân hay béo phì người ta sử dụng công thức tính cân nặng chuẩn để so sánh. Trẻ được coi là “béo phì” khi cân nặng vượt quá cân nặng lý tưởng 20%, còn “thừa cân” thuộc khoảng giữa cân nặng bình thường và béo phì. Tỉ lệ thừa cân béo phì hiện nay đang có xu hướng tăng lên trên toàn thế giới.
Đối với trẻ em: Giới hạn "ngưỡng" để được coi là thừa cân là khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao (W/H) trên + 2SD và được chia thành các mức độ như sau:
-    W/ H từ + 2SD đến + 3SD: Thừa cân độ 1 (nhẹ).
-    W/ H từ + 3SD đến + 4SD: Thừa cân độ 2 (trung bình).
-    W/ H  + 4SD: Thừa cân độ 3 (nặng).
1.1.3.    Bệnh còi xương
Bệnh còi xương là bệnh tương đối phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhất là ở khu vực nông thôn và miền núi. Nguyên nhân của bệnh là do thiếu vitamin D (nguyên nhân chính), cân nặng khi sinh thấp, mẹ thiếu sữa, mất sữa, ăn bổ sung sớm, tiền sử mắc bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tình trạng dinh dưỡng kém. Còi xương thường gặp với tỷ lệ cao hơn trong 2 năm đầu đời, nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ bị còi xương thường dễ mắc các bệnh tiêu chảy, suy dinh dưỡng và viêm phổi. Biểu hiện sớm thường gặp của trẻ thường là các dấu hiệu về hệ thần kinh: quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình; ra mồ hôi trộm; và vận động: chậm biết lẫy, bò; chậm mọc răng.
1.1.4.    Thiếu máu
Thiếu máu là bệnh lý thường gặp ở những nước đang phát triển như ở Việt Nam và trẻ em là một trong những nhóm đối tượng nguy cơ cao. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc thiếu máu ở khu vực nông thôn và miền núi phía bắc là khá cao. Tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi 7 – 12 tháng. Thiếu máu thường không gây ra các triệu chứng rầm rộ khiến khó phát hiện, một số triệu chứng có thể gặp như: ngủ nhiều, hay cáu gắt, trẻ nhanh mệt hơn những trẻ khác, da thường nhợt nhạt.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Nhóm bệnh về dinh dưỡng
  • Nhóm bệnh nhiễm khuẩn
  • Một số nhóm bệnh khác
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trần Thị Mộng Hiệp.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Lợi ích của mô hình chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tham khảo

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Giải phẫu bệnh
    bài làm 8
    Thao khảo
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space