Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Theo dõi và quản lý lâu dài người bệnh có hội chứng động mạch vành mạn

(Trở về mục nội dung gốc: 2248/QĐ-BYT )

Người bệnh đã được chẩn đoán hội chứng động mạch vành mạn cần được điều trị và theo dõi lâu dài bởi vì sau một thời gian ổn định, người bệnh cũng có thể gặp phải các biến cố tim mạch hoặc phải trải qua các can thiệp khác dù có hay không có triệu chứng.
4.5.1. Người bệnh ổn định sau hội chứng động mạch vành cấp hoặc sau tái thông động mạch vành < 1 năm
- Sau khi được tái thông mạch vành hoặc sau hội chứng mạch vành cấp (<1 năm), người bệnh nên được theo dõi chặt chẽ, bởi vì đây là những đối tượng nguy cơ gặp các biến cố cao hơn và cần phải thay đổi các thuốc trong quá trình điều trị. Vì thế, người bệnh được khuyến cáo nên khám lại ít nhất trong tháng đầu và mỗi 3-6 tháng sau đó trong năm đầu tiên.
- Các người bệnh có rối loạn chức năng thất trái trước khi can thiệp hoặc sau Hội chứng mạch vành cấp, cần đánh giá lại chức năng thất trái sau 4-8 tuần. Chức năng tim có thể được cải thiện nhờ tái thông ĐMV nhưng cũng có thể xấu đi do các vấn đề tim mạch đồng mắc.
- Các biện pháp đánh giá tình trạng thiếu máu cơ tim không xâm lấn cũng có thể tiến hành sau can thiệp để loại trừ hoặc ghi nhận tình trạng thiếu máu cơ tim còn tồn tại, là cơ sở cho những lần thăm khám tiếp theo.
4.5.2. Người bệnh ổn định sau hội chứng động mạch vành cấp hoặc tái thông động mạch vành > 1 năm
Người bệnh này cần được đánh giá tối thiểu mỗi 6 tháng về tình trạng lâm sàng, mức độ tuân thủ điều trị, cũng như các nguy cơ tim mạch. Người bệnh với điểm nguy cơ tăng lên cần được kiểm tra kỹ hơn và cần điều trị chặt chẽ hơn.
- Sinh hóa máu bao gồm các chỉ số lipid máu, chức năng gan thận, tổng phân tích tế bào máu nên được thực hiện tối thiểu mỗi 6 tháng.
- ECG 12 chuyển đạo cần làm mỗi lần thăm khám để theo dõi nhịp tim, phát hiện các rối loạn nhịp, phát hiện tình trạng thiếu máu cơ tim/ nhồi máu cơ tim thầm lặng.
- Siêu âm tim để đánh giá chức năng thất trái (tâm thu và tâm trương), các đường kính và tình trạng van tim mỗi lần thăm khám.
- Chụp CLVT mạch vành không được khuyến cáo trừ khi cần theo dõi tình trạng cầu nối mạch vành.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202308012248_QD-BYT_566890.doc .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 2248/QĐ-BYT

  • Mục tiêu điều trị
  • Thay đổi lối sống
  • Các thuốc điều trị
  • Chiến lược điều trị tái thông động mạch vành
  • Theo dõi và quản lý lâu dài người bệnh có hội chứng động mạch vành mạn
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tiếp cận thực hành

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    6. CHẨN ĐOÁN BỆNH LAO Ở TRẺ EM

    314/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    TƯƠNG QUAN GIỮA GLUCOSE HUYẾT TƯƠNG TRUNG BÌNH VÀ HBA1C

    3319/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chẩn đoán
    Đặt vấn đề
    Nguyên lý điện tâm đồ
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space